6 bước trồng quýt trong chậu cho quả đẹp

Quýt là loại cây trồng rất được ưa chuộng vào những ngày lễ, đặc biệt là vào dịp tết. Những cây quýt trong chậu có hình dáng đẹp và được bà con sử dụng để trang trí trong nhà. So với các loại cây khác thì quýt khá dễ trồng, có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau. Đặc biệt là có thể trồng trong chậu. Tuy nhiên, để có thể sở hữu được những chậu quýt đẹp, sai quả thì người trồng cần phải áp dụng đúng kỹ thuật. Cách trồng như thế nào? Bạn hãy xem ngay kinh nghiệm trồng quýt trong chậu đẹp, sai quả ngay dưới đây nhé!

Kinh nghiệm trồng quýt trong chậu

Cách chọn cây giống

Trước tiên, để cây quýt có chất lượng, có đạt những mong muốn hay không thì bạn cần phải chọn những cây giống đạt chuẩn như sau:

  • Có xuất xứ rõ ràng.
  • Xuất phát từ cây mẹ có phẩm chất tốt như: trái nhiều, thơm, màu sắc đẹp, nhiều nước, trái đều,…
  • Lá có màu xanh đậm và đều.
  • Ít bị sâu bệnh.
  • Ít bị sâu bệnh.
  • Khả năng phát triển tươi tốt.

Bạn có thể tìm mua cây quýt giống tại những vựa giống uy tín để đảm bảo chất lượng cây và giá tốt nhất. Tuyệt đối không nên mua cây kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bạn nên tìm mua cây ghép, bởi chúng thích hợp để trồng trong chậu hơn.

Trồng cây

Đầu tiên, bạn cần tìm mua chậu có đường kính tối thiểu 0,4m. sau đó, đặt bầu cây giống vào chậu rồi tiến hành lấp đất và nén chặt lại. Lưu ý, nên đặt bầu cây ở giữa hố, không quá cao cũng không quá thấp.
Sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước ngay. Sau đó, cắm cọc ở xung quanh cây con để tránh gãy ngã. Đồng thời, để tránh bị mất nước, bạn hãy phủ rơm rạ ở xung quanh gốc nhé.

Chăm sóc

Nếu trồng quýt vào mùa khô, bạn cần cung cấp đủ nước, đặc biệt trong giai đoạn cây đang lớn và trái đang phát triển.
Khi trồng được khoảng 15 ngày tuổi, bạn cần bón phân theo đúng định kỳ để kích thích cây phát triển tốt hơn.
Bạn có thể chia ra thành 2 đợt bón phân:

  • Trước khi ra hoa.
  • Sau khi đậu trái.

Tạo hình cây quýt

Trong quá trình cây quýt phát triển, bạn cần cắt tỉa những cành xấu, cành bị sâu bệnh hay ốm yếu.
Với thân cây, bạn cần cắt đọt thường xuyên để thân được to khỏe và có chiều cao cân đối sao cho đảm bảo thân phải được cân đối từ góc và hẹp dần lên ngọn. Để đảm bảo được yêu cần này, bạn hãy cắt tỉa theo một chiều nhất định.

Xem thêm: Bí quyết trồng quýt Thái Lan của người dân miền Tây

Thay đất và bổ sung dinh dưỡng

Đối với quýt trồng trong chậu cần phải có giới hạn về lượng dinh dưỡng. Do đó, bạn hãy quan sát tình trạng phát triển của cây để tiến hành thay đất và bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
Nếu đất bị thiếu dinh dưỡng, bạn hãy bổ sung dưỡng chất. Nếu không, cây quýt sẽ bị héo, lá rủ, đọt cây ốm, trái ít và thậm chí là không phát triển nữa.
Bạn hãy thay đất bằng cách: tưới nước thật nhiều để đất nhão, sau đó tiến hành dùng xẻn xắn vùng đất xung quanh chậu. Tiếp đến, bạn nghiên chậu từ từ để đe hết phần đất đó rời khỏi chậu. Cứ thực hiện cho đến khi đất trong chậu chỉ còn lại ¼ và sát vào rễ chính. Cuối cùng là cho đất mới vào chậu và kết hợp chăm sóc để cây được hồi phục trở lại.
Sau khi thay đất xong, bạn hãy quan sát xem cây đã được thích nghi với đất mới chưa. Đồng thời tiến hành nhổ cỏ để tránh cạnh tranh các dưỡng chất của đất cũng như sự phát triển của cât quýt.

Phòng trừ bệnh hại:

Quýt trồng trong chậu đa phần được sử dụng để trang trí, làm đẹp và ít sử dụng đến quả. Do đó, bạn cần phải chăm sóc thật kỹ để cây tạo dáng và cho quả đều, đẹp. Đồng thời, cần phòng trừ sâu bệnh bằng cách xứ lý đất trồng trước và chọn cây giống thật sạch bệnh.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kinh nghiệm trồng quýt trong chậu. Việc quan trọng nhất là bạn cần phải chăm sóc và cắt tỉa, tạo dáng cho cây thật đẹp. Ngoài ra, cần phải chăm sóc và bón phân hợp lý để cây cho quả đều và đẹp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công nhé!
Kinh nghiệm trồng quýt trong chậu đẹp, sai quả thu hút người mua. Những lưu ý bạn cần phải biết khi trồng quýt trong chậu.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.