Các yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh

Chanh là loại trái cây có múi thuộc họ nhà cam, bưởi, có vị chua thơm đặc trưng thường được dùng làm gia vị hoặc nước uống. Cây chanh khá dễ tròng, tuy nhiên để đạt được năng suất như mong muốn cũng như độ to của trái, bạn cần lưu ý những điều sau về kỹ thuật trồng chanh trong bài viết này nhé!

  1. Giới thiệu chung về cây chanh

Cây chanh là thực vật thân gỗ lâu năm có thể tìm thấy ở hầu khắp các vùng khi hậu từ nhật đới, ôn đới và hàn đới. Thân cây, cành có rất nhiều gai nhọn. Chiều cao của cây di động từ 1 – 3 mét tùy thuộc theo giống cây, cách chăm sóc, thổ nhưỡng, các điều kiện khí hậu khác,…
Lá chanh có hình trứng thuôn dài, mép lá có răng cưa, có mùi thơm đậm, hắc, vị hơi đắng.
Hoa chanh thường có màu trắng hơi ngả vàng nhẹ, cánh hoa có điểm gân tím nhạt. Hoa mọc và nở theo chùm, có mùi thơm rất dễ chịu.
Quả chanh là trái cây có múi, trong mỗi múi là các tép rất mọng nước. Quả chanh có vị chua đậm đặc trưng, hương thơm xen lẫn mùi tinh dầu tiết ra từ vỏ chanh. Các loại chanh trồng phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: chanh ta, chanh không hạt, chanh tứ quý, chanh đào,…

  1. Các yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh
  • Chọn giống là một khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh:

Bạn nên chọn những giống chanh có những đặc điểm về giống cây như mình mong muốn, ví dụ như: chiều cao cây, độ phủ tán, mùa cây cho quả, kích thước quả, vị của quả chanh, độ thích nghi với thổ nhưỡng đất nơi bạn sẽ trồng,… Kèm theo đó bạn phải lựa chọn các giống chanh khỏe mạnh, không dính sâu bệnh thì mới phát triểm khỏe mạnh và mang lại năng suất cao.
Cây chanh có thể được trồng bằng nhiều phương pháp. Các kỹ thuật trồng chanh phổ biến nhất là trồng hạt, giâm cành, chiết cành chanh. Với phương pháp trồng thẳng bằng hạt thì cây mọc lên đều lứa tuy nhiên lại cho trái rất chậm và mang tính lai tạp từ các giống chanh khác cao. Hai phương pháp giâm cành và chiết cành thì giúp cây phá triển nhanh, cây con sẽ giữ lại trọn vẹn đặc tính của cây mẹ đã chọn, đồng thời thời gian thu hoạch trái sẽ rút ngắn hơn so với kỹ thuật trồng chanh bằng hạt.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất

  • Thời vụ ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật trồng chanh:

Chanh là loại cây rất dễ trồng và có thể tiến hành trồng vào các thời điểm quanh năm. Nhưng nếu bạn đang mong muốn quy hoạch lại khu vực đất, trồng chanh với số lượng lớn thì lưu ý là nên chọn mùa mưa để trồng chanh, như vậy bạn có thể tận dụng lượng nước tự nhiên tưới cho cây trồng đồng thời giảm thiểu chi phí đầu vào.

  • Mật độ cây giống cần được chú ý mật thiết trong kỹ thuật trồng chanh:

Như chúng ta đã biết, tất cả các loại cây trồng đều cần có mật độ phù hợp để có điều kiện phá triển tốt nhất, tránh tình trạng trồng quá dày cây sẽ nhỏ, năng suất thu hoạch kém; quá thưa sẽ gây lãng phí nguồn đất, nước, phân bón, nhân công chăm sóc,…
Khoảng cách phù hợp trong kỹ thuật trồng chanh chuẩn đó chính là: 2.5 – 3m giữa các cây, 2.5 – 4m giữa các hàng cây.
Có một điều lưu ý là nếu bạn không trồng xen với các loại cây khác thì nên thiết kế mật độ trồng cây chanh là 2 – 2.5m để tận dụng khoảng đất, không gian cho cây phát triển hiệu quả nhất.

  • Đất trồng cây là yếu tố tiên quyết trong kỹ thuật trồng chanh:

Trước khi trồng bất kỳ loại cây nào bạn cũng cần phải làm đất để tránh các loại sâu bệnh, cỏ dại còn sót từ vụ cây trồng trước để lại. Các thao tác làm đất bao gồm: cày, xới đất, phơi ải nắng to giúp đất tơi xốp, đào hố trồng cây trước một tháng.
Việc đào hố cây rất quan trọng, đặc biệt là độ sâu của hố sẽ phụ thuộc vào chất đất trồng chanh. Nếu khu vực trồng chanh là đất đồi thì độ sâu của hố nên là 60 – 80cm, mô cao 30 – 80cm, chiều rộng 80 – 100cm. Nếu là đắt bằng thì cần thiết kế đê bao khép kén với độ sâu của hố là 30 – 40cm, đất trũng thì mô cao 50 – 60cm, rộng 80 – 100cm.
Trước khi tiến hành trồng cây vào các hố thì cần tưới đủ nước cho đất ẩm và nên làm hệ thống rạch tưới nước, thoát nước tốt tránh cây bị khô hạn hay úng nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn và năng suất của cây chanh.

  • Phân bón cần được sử dụng hợp lý trong các khâu của kỹ thuật trồng chanh

Chanh khá nhạy cảm với các loại phân bón và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng. Vì vậy trong kỹ thuật trồng chanh bạn cần lưu ý cách bón các loại đủ liều lượng để tránh gây tổn thương cây trồng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ giúp cây chanh phát triển nhanh, tuổi thu hoạch trái kéo dài, tăng độ màu mỡ cho đất, giảm tác động xấu đến môi trường sống.

  • Độ ẩm của đất cần lưu ý trong kỹ thuật trồng chanh

Chanh là loại cây thân gỗ ưa nước. Thiếu nước hoặc độ ẩm đất không đúng định lượng sẽ khiến cây kém phát triển, cằn cỗi và ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất ra hoa, đậu quả.
Nhưng ngược lại, bạn cũng cần bảo đảm chế độ thoát nước của cây tốt tránh gây úng nước sẽ dẫn đến thối rễ làm chết cây trong mùa mưa ngập.
Chanh là loại cây rất dễ trồng nhưng để đảm bảo năng suất tốt nhất, hạn chế chi phí đầu tư bạn nên lưu ý chi tiết về kỹ thuật trồng chanh giúp cây phá triển khỏe mạnh và đem lại năng suất cao nhất.
Hy vọng với kỹ thuật trồng chanh trên đây giúp bạn có thể hiểu và thực hiện một cách dễ dàng nhất. Chúc bạn sẽ thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.