Cách lắp đặt ống thông hơi nhà vệ sinh đơn giản nhất

Ống thông hơi nhà vệ sinh là một thiết bị đóng vai trò rất quan trọng. Như một chiếc quạt thông gió, ống thông hơi sẽ là thiết bị không thể thiếu để giúp thông thoáng hơi cho đường ống nhà vệ sinh.
Ngoài việc giúp thông hơi nhà vệ sinh, lắp đặt ống thông hơi còn giúp khử mùi hôi khó chịu. Nếu không lắp đặt ống thông hơi nhà vệ sinh, thì các thiết bị sẽ nhanh chóng bị tắc nghẽn.
Chính vì sự quan trọng của ống thống hơi, do đó, bạn cần phải lắp đặt ống thông hơi nhà vệ sinh chính xác nhất.
Có vẻ như, ống thông hơi không quá khó để lắp đặt. Tuy nhiên, sự lắp đặt cần phải có tay nghề kỹ thuật để không ảnh hưởng đến hiệu quả thông thoáng hơi.

Cách lắp ống thông hơi nhà vệ sinh

1.      Đối với ống thông hơi đứng:

Ống thông hơi đứng là đường ống thông hơi chính của nhà vệ sinh. Ống thông hơi đứng sẽ giúp xử lý thông các chất thải. Ngoài ra, đường ống còn giúp tránh tình trạng gây tồn đọng chất thải dẫn đến xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Đối với ống thông hơi đứng, bạn cần lắp đặt sao cho ống đứng có chiều cao cao hơn mái nhà khoảng 0,7m để đảm bảo an toàn.
Nếu mái nhà của bạn thiết kế theo kiểu mái bằng, ống thông hơi cần đặt cách mái nhà ít nhất 3m. Đối với ban công và cửa sổ thì ống cần cách ít nhất 4m. Những khoảng cách này sẽ giúp bạn tránh xa những mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên, có trường hợp bạn ống thông hơi đứng sẽ được nối với ống thông hơi khói. Điều này là tuyệt đối không thể xảy ra, bởi việc nối ống như vậy sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của bạn.

2.      Đối với ống thông hơi phụ:

Việc lắp đặt ống thông hơi phụ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ống thông hơi phụ sẽ là một trợ thủ đắc lực với ống thông hơi đứng.
Các ống thông hơi phụ nhà vệ sinh được liên kết và nằm liền kề với ống thông hơi đứng để giúp hiệu quả thông hơi tốt nhất.
Ống thông hơi phụ được thiết kế nằm ngang và đặt cao hơn dụng cụ vệ sinh. Việc lắp đặt ống thông hơi nhà vệ sinh như vậy sẽ tránh trường hợp ống thông hơi không thể thoát khí, bí hơi và có mùi hôi khó chịu.
Nếu ống thông hơi phụ đặt thấp hơn các dụng cụ vệ sinh sẽ xảy ra tình trạng thông hơi lên ống chính gặp khó khăn. Ngoài ra, còn gây tắc nghẽn và ứ đọng gây mùi hôi khó chịu.

Lưu ý thiết kế ống thông hơi nhà vệ sinh:

Với nhà cao hơn 1 tầng, ống thông hơi nhà vệ sinh phải được đặt cao hơn mái nhà cách 0,7m.
Đối với các nhà vệ sinh như: chậu xí, chậu rửa,… nối với hệ thống nước ở bên ngoài bằng đường ống thoát nước riêng. Do đó, bạn không cần phải đặt ống thông hơi các thiết bị vệ sinh này lên mái nhà.
Bạn không nên nối ống đứng thông hơi của đường ống thoát nước thải với hệ thống thông hơi và ống khói của ngôi nhà.
Ống thông hơi đứng cần đặt cách cửa sổ và ban công theo chiều ngang ít nhất 4m.
Đối với mái bằng, cần đặt ống thông hơi cách mái nhà ít nhất 3m từ mặt mái nhà đến đỉnh ống để có thể sử dụng đi lại.
Ống thông hơi nhà vệ sinh có thể dùng chung với một số đường ống thoát nước.
Ống thông hơi một số nhóm ống đứng phải bằng với đường kính lớn nhất của ống đứng và tăng lên 50mm.
Đặt mua ống hơi nhà vệ sinh tại Máy Nông Nghiệp Xanh chính hãng bảo hành lên đến 36 tháng.

Xem: những mẫu ống thông hơi nhà vệ sinh chuẩn 

Bạn cần lắp đặt thêm ống thông hơi phụ khi đường ống đứng thoát nước có lưu lượng nước thải vượt quá mức cho phép.
Đường ống thoát nước và đường ống đứng thông hơi phụ cho phép cách 1 tầng là một chỗ nối.
Các đoạn ống nằm ngang của ống thông hơi phụ bạn cần đặt cao hơn thành của các dụng cụ vệ sinh. Ngoài ra, ống phải có độ dốc ít nhất 0,01 theo hướng đi lên đường ống thoát nước.
Đặc biệt, ống thông hơi nhà vệ sinh cần phải có mái che để bảo vệ giúp ống không bị hư hỏng.
Như vậy, việc lắp đặt ống thông hơi nhà vệ sinh sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn nắm được cách lắp đặt ống thông hơi trên.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.