4 Bước trồng cây quýt trong chậu kiểng phục vụ tết

Hiện nay giá của mỗi cây quýt kiểng trồng trong chậu có giá dao động từ 500 nghìn đồng đến hàng triệu đồng. Tuy nhiên để trồng được cây quýt trong chậu kiểng đòi hỏi kỹ thuật khá cao, bất kể bạn là nhà nông đang muốn kinh doanh mô hình quýt trồng trong chậu kiểng phục vụ tết năm nay hay chỉ là người muốn sở hữu một cây quýt trong chậu do chính tay mình trồng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây quýt trong chậu chuẩn nhất.

Hướng dẫn cách trồng cây quýt trong chậu

Việc trồng quýt hay bất kỳ loại cây ăn trái nào thì cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cao là điều kiện tiên quyết để cây sinh trưởng tốt và cho năng suất hiệu quả. Mô hình trồng quýt trong chậu được khai thác từ lâu bởi một nhà nông đến từ Đồng Tháp và được nhận định rằng môi trường sinh trưởng trong chậu và ngoài tự nhiên rất khác nhau nên kỹ thuật trồng quýt trong chậu yêu cầu rất cao.

    1. Đặc điểm cây quýt trồng trong chậu

Môi trường trong chậu rất hạn chết về lượng đất và dinh dưỡng nên cây quýt trồng trong chậu được quy định kích thước rất chuẩn. Thông thường ta thường thấy những cây quýt trồng trong chậu có vóc dáng khá đồng đều, kích thước cao nhất khoảng 2m và rất đẹp mắt. Điều kiện quan trọng nhất là thân cây phải cứng cáp, rễ cây vừa đủ lớn để đứng vững và sinh trưởng tươi tắn trong vùng đất hẹp của chậu.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây quýt sai quả đúng cách

    2. Giống quýt phù hợp với môi trường trong chậu

Ngày nay ngoài giống quýt hồng có màu sắc quả rất đẹp vốn dĩ được canh tác trong chậu để phục vụ nhu cầu chơi cây kiểng vào màu xuân thì những giống quýt cho quả màu xanh, đều đặn, bóng loáng như quýt đường, quýt Thái cũng được khai thác triệt để. Cách trồng đặc biệt không thay đổi nhưng bù lại độ thích nghi với môi trường trong chậu của những giống quýt đặc biệt này còn tốt hơn quýt hồng.

    3. Chuẩn bị đất trồng và các dụng cụ cần thiết

Điểm đặc biệt của mô hình trồng quýt trong chậu chính là khâu chuẩn bị đất và các dụng cụ cần thiết tốn rất nhiều thời gian nhưng đừng chán nản nhé kết quả mang lại rất xứng đáng đấy.
Về đất trồng, ngoài các yêu cầu về thành phần đất thịt và mức độ dinh dưỡng cao thì lượng đất trồng trong mỗi chậu phải được chuẩn bị đầy đủ ngay từ khi bắt đầu. Thông thường chúng ta phải chuẩn bị đủ lượng đất cho vào chậu và một lượng đất dự phòng vừa phải để phục vụ thay một phần đất và giai đoạn  cây cho quả.
Về các dụng cụ, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để phục vụ việc trồng cây trong chậu như chậu cây có độ lớn phù hợp với độ lớn mong muốn của cây, cuốc, xẻng, bình tưới nước. Đặc điểm giai đoạn đầu cây phất triển trong chậu rất yếu nên cần đến sự hỗ trợ của cây chống đổ, chú ý chuẩn bị nhé đây là điều kiện cần thiết để cây phát triển tốt và có dáng thẳng đứng đẹp mắt đấy.

    4. Thao tác trồng cây quýt trong chậu

Bước 1: Tách thật cẩn thận cây giống đã cứng cáp ra khỏi bầu ươm chỉ chừa lại phần đất bao trọn bầu rể.
Bước 2: Nhẹ nhàng đặt bầu cây và khoảng trống giữa chậu đất đã được đào trước và bổ sung đất vào những khoảng trống sau khi đặt cây vào chậu, tuyệt đối không được ấn, đè hay lai cây giống quá mạnh làm dập rể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Bước 3: Giữ cây đứng thẳng bằng cành chống đã chuẩn bị sẵn, chú ý cành chống phải có độ lớn vừa phải với kích thước cây giống hiện tại và thường xuyên thay đổi cành chống theo độ lớn của cây quýt.
Bước 4: Sau khi hoàn thành các thao tác trên chúng ta phải bổ sung nước cho cây ngay lập tức để cây tươi tắn và thích nghi tốt với vùng đất mới.

Kỹ thuật chăm sóc cây quýt trong chậu

Kỹ thuật chăm sóc cây quýt trồng ngoài vườn đã khó nay còn khó hơn khi được canh tác trong chậu kiểng, đừng lo lắng nhé chỉ cần để ý và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu dưới đây thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

  • Chăm chỉ tưới nước cho cây, đặc biệt vào mùa khô chúng ta phải tưới nước liên tục mỗi ngày vì môi trường trong chậu rất hẹp và rễ cây không thể hút nước từ nơi nào khác nên chúng rất cần chúng ta tưới nước.
  • Thường xuyên nhổ cỏ và các cây mọc dại xung quanh chậu, điều này là tất nhiên rồi vì dinh dưỡng từ đất trong chậu là mặc định chỉ dành riêng cho cây quýt nếu có sự sinh trưởng của cỏ dại thì cây quýt mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
  • Tỉa cành và tạo hình cho cây, việc tỉa cành, cắt ngọn vừa có tác dụng giữ được kích thước cây như mong muốn vừa loại bỏ những cành thừa không có khả năng ra quả chiếm mất một phần dinh dưỡng của các cành khác. Đặc biệt, quýt trồng chậu dù với số lượng ít hay nhiều đều phục vụ nhu cầu chơi kiểng của người trồng vì thế khâu tạo hình cho cây vừa cần thiết vừa là thú vui của người chăm sóc đấy.
  • Bón phân định kỳ, đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với cây quýt trồng trong môi trường hẹp của chậu kiểng, không được bỏ qua mà chúng ta phải cung cấp đầy đủ lượng đạm, lân và kali theo đúng kỹ thuật trồng quýt thông thường để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất nhé.

Trồng cây quýt trong chậu khó hơn rất nhiều so với cách trồng ngoài vườn cây tự nhiên, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy thích thú thì hãy mạnh dạng triển khai ngay mộ hình canh tác này. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn trong kế hoạch canh tác sắp tới của mình. Chúc bạn thành công.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.