Cách trồng vải thiều bằng hạt năng suất cao và bền vững

Vải thiều là một loại cây ăn quả khá quý. Không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn là còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất, tốt cho não và đường ruột. Đặc biệt, loại quả này còn cung cấp nhiều mật hỗ trợ cho nghề nuôi ong và tốt gỗ.
Cây vải là loại cây lâu năm, được trồng nhiều ở Nghệ An trở ra. Chúng có bộ rễ rất mạnh, khả năng chịu hạn tốt và không hề kén đất. Nếu bón phân hữu cơ nhiều, vải thiều sẽ cho năng suất cao với mọi loại đất. Hiện nay, vải khô được xuất khẩu với giá trị rất cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con. Vậy cách trồng như thế nào? Bạn hãy xem cách trồng vải thiều bằng hạt đạt năng suất cao và bền vững ngay dưới đây nhé!

Cách trồng vài thiều bằng hạt

Chọn hạt giống và xử lý hạt:

Đầu tiên, bạn cần chọn những hạt vải giống to, tròn, đều và không bị lép. Đặc biệt, hạt phải có xuất thân từ cây phát triển tốt và năng suất cao, không bị nhiễm bất kì loại sâu bệnh nào.
Bạn có thể kiểm tra hạt giống bằng cách: Đem hạt đặt 1 – 2 ngày ở nơi có độ ẩm cao. Nếu hạt hút nước kém thì không đạt chuẩn, tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp.
Sau đó, bạn sẽ đem hạt giống ngâm trong nước ấm hoặc túi vải ấm từ 3 – 6 giờ. Sau đó, vớt ra và đem ủ hạt trong khăn giấy, để ở nơi râm tối. Tiếp đến, bạn hãy chờ hạt nảy mầm và lấy hết ra.
Để đảm bảo hạt có thể chống chịu được sự thay đổi đột ngột của thời tiết, bạn hãy đem các hạt nảy mầm hong khô ở ngoài không khí.

Xem thêm: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì?

Đất trồng

Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ, đất cát pha, đất vàng, đất phù sa, đất thịt,… Chỉ cần đất có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tá dày.
Sau khi tìm được vùng đất phù hợp, bạn hãy đào hố trồng tùy thuộc vào điều kiện của đất trồng. Nếu đất đồi, đào với kích thước chiều rộng 70 – 80cm và sâu từ 80 – 100cm. Trường hợp nếu đất thấp thì đào với chiều rộng 70 – 80cm và sâu 70cm.
Trước khi trồng hạt giống xuống, bạn nên bón lót với phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải trước khoảng 15-20 ngày để giúp loại bỏ tuyệt đối các mầm bệnh gây hại cho cây.
Tiếp đến, bạn hãy bới 1 lỗ nhỏ vừa đủ ngay trong hố đã đào và đặt từng hạt giống xuống đất, sau đó nén chặt lại. Nếu sau khi trồng không mưa thì bạn hãy tưới nước cho thật đẫm.

Chăm sóc cây vải

Đối với cây vải, bạn cần cung cấp đủ nước, đặc biệt là vào mùa khô, trong quá trình trái đang lớn và sắp chín.
Đồng thời, bạn cần tiến hành phủ lớp cỏ, rác, phân xanh ở xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại hình thành và phát triển. Cỏ cạnh tranh khá nhiều dưỡng chất của cây, do đó, tốt nhất mỗi năm bạn sẽ làm cỏ khoảng 2 lần, vào tháng 1 – 2 và tháng 8 – 9. Đồng thời, tiến hành xới quanh gốc 2 – 3 lần/1 năm và toàn bộ diện tích 1 lần/1 vụ.
Ngoài ra, bạn hãy cắt bỏ hết các cành yếu, cành khô, cành kém chất lượng, cành bị sâu bệnh hay mọc lộn xộn ở trong tán.
Việc bón phân sẽ được thực hiện chia làm 4 đợt như sau:

  • Đợt 1: Bón vào tháng 2.
  • Đợt 2: Tiến hành bón phân vào tháng 5.
  • Đợt 3: Bón vào tháng 8.
  • Đợt 4: Vào tháng 11.

Lượng phân bón sẽ làm: đạm urê: 0,1 – 0,15 kg/cây; + lân supe: 0,3 – 0,5 kg/cây; kalichlorua 0,1 – 0,15 kg/cây. Tất cả sẽ được chia để cho cá đợt bón trên. Khi cây càng lớn, bạn sẽ tăng lượng phân lên. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với việc bón vôi và phân chuồng cho cây vải thiều.

Thu hoạch

Nếu được trồng và chăm sóc tốt, cây vải sẽ bắt đầu thu hoạch từ năm thứ 3 – 4. Bạn sẽ tiến hành thu hoạch khi vải đạt độ chín tới để đảm bảo chất lượng và độ ngọt. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên thu hoạch khi trời nắng gắt, sẽ làm mất nước vải và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản.
Như vậy, trên đây là cách trồng vải thiều bằng hạt đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thu hoạch với năng suất cao và đạt chất lượng. Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn cách trồng vải thiều bằng hạt đơn giản, chất lượng, đạt năng suất cao và bền vững, ít sâu bệnh, nhanh cho trái. Những lưu ý bạn cần phải biết khi trồng vải thiều.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.