Cẩm nang tổng hợp cách trồng mướp và bầu hiệu quả đạt năng suất cao

Bầu và mướp là loại rau củ thân leo, được trông nhiều ở các vùng quê nước ta. Chúng có thể dùng để nấu canh, xào, luộc, chế biến tùy theo ý thích người sử dụng. Ngoài là thực phẩm dinh dưỡng, chúng còn có nhiều công dụng bổ ích khác nữa nên rất được ưa chuộng. Vậy làm cách nào để có thể tự trồng bầu và mướp hiệu quả? Cùng tìm hiểu tổng hợp cách trồng mướp và bầu hiệu quả đạt năng suất cao để biết thêm những lợi ích khác.

Lợi ích từ việc sử dụng mướp và bầu

Ngày nay, ở các vùng quê Việt Nam tự trồng bầu và mướp khá nhiều. Không phải chỉ phục vụ lợi ích kinh tế mới cần trồng mà trồng để phục vụ bữa ăn gia đình là rất hữu ích. Mướp và bầu, nghe thì cứ tưởng đơn giản, song những giá trị của chúng mang lại khá cao đấy.

1.  Tác dụng của mướp trong việc chữa bệnh

Theo Đông Y, mướp có tính mát, không gây độc, có tác thanh nhiệt,… Mướp già dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, giải độc, thông sữa,…
Y học hiện đại ngày nay chỉ ra rằng, các bộ phận khác như lá, dây, quả đều có thể chữa bệnh. Ngoài tác dụng là thức ăn, còn có tác dụng làm đẹp, giúp giảm đau răng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ho, hen xuyễn,… phụ nữ có chu kỳ kinh nghiệm quá nhiều thì nên xào mướp với tôm còn vỏ để ăn, vừa trị bệnh, khỏe người lại đẹp da.

2.  Công dụng của bầu

Cũng như mướp, gần như tất cả các bộ phận của bầu đều được dùng để ăn và… làm thuốc. Bầu thực sự là món ăn rất tốt để giải nhiệt trong ngày hè oi bức.

  • Điều trị sỏi thận, tiểu ít tiểu khó
  • Trị được mẩn ngứa, rôm xẩy bằng cách tắm với nước được đun sôi cùng tua bầu
  • Khi ăn chung với hải sản, hoa bầu có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt
  • Bầu chứa lượng calo rất thấp nhưng lại dồi dào các vitamin, kali và sắt, rất thích hợp để ăn giảm cân.
  • Các vitamin có trrong bầu giúp làm sáng da, trị mụn
  • Chất xơ hòa tan có trong bầu giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Tổng hợp cách trồng mướp và bầu hiệu quả đạt năng suất cao

Trồng bầu và mướp thật sự đơn giản? Hầu như ở vùng núi, mỗi nhà đều có cho mình một giàn bầu hoặc mướp trong vườn. Những ngày mưa bão, đường xấu, đi chợ khó khăn thì có thể có ngay bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng tại khu vườn của mình thì còn gì bằng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem thật sự trồng bầu và mướp có thật sự đơn giản mà năng suất vẫn cao?

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng bầu cho nhiều quả nhất

1.  Cách trồng bầu

Bầu có thể được trông và cho trái quanh năm, nhưng hãy trồng vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 dương lịch để cây phát triển tốt. Tại sao lại là thời điểm tốt nhất? Vì trông theo thời vụ đúng của bầu sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp nhất, cho năng suất cao nhất.

  • Nên tìm mua hạt giống ở nơi uy tín, đảm bảo, trước khi gieo phải ngâm hạt trong nước ấm từ 3 – 6 tiếng ở nhiệt độ 40°C.
  • Vớt hạt ra để ráo, sau đó cuộn hạt vào một cái khăn ẩm đậy kín. Ươm cho hạt lên mằm bằng cách giử lạnh ở nhiệt độ tương đối trong tủ lạnh
  • Đắp một lớp giá thể lên bề mặt chỗ gieo hạt để cây mới ra rể non được bán trụ một cách vững chắc. Gieo hạt cách mặt đất tầm 2 – 3 cm. Sau khi đắp giá thể thì phun ít nước lên trên, chú ý đừng tưới quá nhiều dễ làm cây ngập úng và thối hạt.
  • Bầu là loại cây ưa nước nên khi gieo hạt nhớ chú ý lượng nước của cây. Ngày tưới 2 lần, khi cây ra hoa và trái thì tưới gấp đôi lượng nước ban đầu.
  • Khi bầu bắt đầu lên giàn sau 60 ngày, thì bón thúc phân cho cây bằng phân NPK vào khu vực xung quanh gốc cây.
  • Khi bầu được 1 – 2 tháng thì bắt đầu làm giàm cho cây. Việc bấm ngọn và tỉa cành sau khi thu hoạch giúp cho bầu ra quả ở những nhánh khác.
  • Bầu tròng hơn 2 tháng là có thể thu hoạch đợt trái đầu tiên. Đừng để bầu quá già mới hái, lúc đó bầu sẽ mất chất dinh dưỡng và cây sẽ nhanh tàn.

2.  Cách trồng mướp

Năng suất cây mướp sẽ đạt hiệu quả cao nếu trồng vào thời gian đúng vụ.
Có lưu ý nhỏ rằng, nếu gieo vào mùa nắng, có thể trực tiếp trồng xuống đất, còn gieo vào mùa mưa thì nên trồng vào bầu sau đó mới bỏ xuống đất để tránh ngập úng.
Cũng như bầu, trước khi trồng phải ngâm hạt vào nước từ 4 – 6 tiếng theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh. Sau đó vớt ra, rửa sạch và ủ vào khăn ấm, đến khi hạt nứt nanh thì đem ra trồng.
Đất trồng tơi xốp và thoát nước tốt sẽ đảm bảo cho cây phát triển hơn. Đất dinh dưỡng có thể là đất phù sa trộn chung với phân trùng quế tỉ lệ 50:50, đất trộn sẵn fusa,…
Định kỳ 20 ngày bón phân 1 lần. Khi cây lên giàn và bò cao khoảng 20 – 30cm thì lấy kéo cắt hết phần đầu dây leo, kéo dây xuống đặt 3, 4 vòng quanh gốc, chừa ngọn nhô lên, khi ngọn bắt đầu cao 50 – 60cm thì cho leo lên giàn. Làm cách này giúp cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn và tiện cho cây phát triển.
Trông bầu và mướp không khó đúng không nào? Chỉ cần chú ý tốt lượng nước, chăm sóc và bón phân đều đặn thì năng suất cho ra rất đáng tự hào. Chúc mọi người thành công với các cẩm nang trên nhé.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.