Chia sẻ cách trồng và chăm sóc quýt hồng của người dân Đồng Tháp

Từ lâu quýt Hồng đã trở thành đặc sản của vùng đất Lai Vung – Đồng Tháp. Với năng suất vượt trội cùng sự ưa chuộng của người dân trên thị trường cây quýt hồng đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho nông dân Đồng Tháp. Điều đặc biệt làm nên tên tuổi “quýt hồng Lai Vung” chính là trái quýt to, màu sắc đẹp mắt, đồng đều, vị ngọt thanh lưu luyến người dùng ngay từ lần thử đầu tiên. Để có thể thu hoạch được những trái quýt đặc biệt như thế đòi hỏi người dân Đồng Tháp có những cách trồng và chăm sóc quýt hồng khác biệt với những quận huyện lân cận. Bài viết dưới đây chia sẻ cách trồng và chăm sóc quýt hồng của người dân ở Lai Vung – Đồng Tháp cùng nhau tìm hiểu nhé.

Cách trồng cây quýt hồng chuẩn nhất

Muốn trồng được một vườn quýt đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng đòi hỏi người nông dân phải nắm chắc những kỹ thuật cơ bản trong cách trồng, hiễn nhiên nó đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và công sức người trồng nhưng hiệu quả thu lại sẽ luôn hoàn hảo đấy.

1. Khâu chuẩn bị đất trồng quýt của người Đồng Tháp

Không như các khu vực khác, nông dân Đồng Tháp luôn trú trọng đến khâu chuẩn bị đất trồng để cây quýt có thể sinh trưởng ở một nơi tốt nhất. Họ luôn tính toán rất chi tiết khoảng cách của từng cây quýt để đảm bảo các cây luôn phát triển một cách độc lập không cây nào xâm lấn vùng đất của cây nào. Vì theo kinh nghiệm của người dân Đồng Tháp khi rể của các cây quýt trong vườn gặp nhau dưới lòng đất thì cây sẽ bị vàng lá, yếu ớt và chết dần. Thông thường khoảng cách của các cây quýt sẽ dao động từ 3 – 4m là có thể đảm bảo an toàn cho cây quýt khi trưởng thành.
Ngoài ra đặc điểm về dinh dưỡng của đất trồng quýt ở Đồng Tháp cũng khá đặc biệt: Đất phải có độ pH từ 5,5 đến 7, hàm lượng hữu cơ lớn hơn 3%, và phải đảm bảo rằng đây là loại đất nhất chưa qua sử dụng như thế mới có đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây quýt.

Xem thêm: Kinh nghiệm trồng quýt trong chậu hiệu quả cao

2. Giống cây quýt hồng Lai Vung

Điều đặc biệt là người dân Lai Vung chỉ sử dụng giống cây quýt hồng được chiết từ những cây giống tại địa phương, họ luôn nói không với cây giống ở khu vực khác và khi lấy giống chỉ lấy ở một nơi duy nhất vì thế hương vị quýt  hồng Lai Vung không bao giờ thay đổi, ăn một lần là nhớ mãi.
Về giống cây phải được chiết từ cây mẹ đã trồng hơn 5 năm, cây quýt được chọn làm giống là cây thực sự hoàn hảo từ góc đến đến ngọn và được chăm sóc đặc biệt để nó lưu giữ được tên tuổi của đặc sản quê hương.
Về cách trồng thì cũng khá cơ bản, chỉ cần đảm bảo tốt các kỹ thuật bồi mô, đào hố ở giữa và đặt bầu giống nằm gọn trong hố cuối cùng là bồi thêm đất để cây có thể đứng vững trong vùng đất mới. Tuy nhiên, điều mà người dân Đồng Tháp lưu ý với chúng ta là thay vì sử dụng đất thừa để bồi lại cho mô sau khi đặt cây giống xuống thì hãy sử dụng kết hợp phân chuồng, phân lân và vôi theo tỷ lệ: 1:1:1/2 để bón vào gốc cây mới trồng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhiều lần đấy.

Kỹ thuật chăm sóc cây quýt hồng của người dân Lai Vung

Hầu hết các chia sẻ của người dân Lai Vung đều đề cập đến các vấn đề chăm sóc cây quýt nhiều hơn là cách trồng cây. Họ cho rằng, bí quyết làm nên những trái quýt hồng đặc sản Lai Vung đều nhờ vào kỹ thuật chăm sóc đặc biệt mà họ đã và đang phát huy trên cây quýt của mình.

1. Tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây quýt

Đảm bảo độ ẩm cho cây: Nhiều năm qua người dân Đồng tháp luôn sử dụng biện pháp giữ ẩm cho cây quýt bằng cỏ dại và rơm. Kỹ thuật rất đơn giản chỉ giữ khoảng cách đến gốc quýt tầm 25cm, không cho cỏ dại hay rơm bao phủ toàn bộ góc quýt như thế sẽ làm rễ cây ngạt thở và vàng lá. Ngoài ra sự phân hủy của rơm sẽ cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cây quýt.
Bổ sung nước: Thường xuyên tưới nước là điều kiện bắt buộc vì quýt là loại cây có múi chúng cần rất nhiều nước để sinh trưởng và tạo quả. Vào mua khô phải đảm bảo tưới nước đều đặn mỗi ngày, còn khi mưa xuống phải đào rãnh để thoát nước tránh tình trạng ngập úng kéo dài không tốt cho tuổi thọ của cây quýt.
Chống chỏi và che mát cho cây: Sử dụng các loại cây thân dài như bạch đàn, tràm,  tre, trúc để làm dàn chóng chỏi khi cây quýt trĩu nặng quả. Ngoài ra, trong vườn cây phải trồng thêm nhiều loại cây có tán lá rộng nhưng không chiếm quá nhiều dinh dưỡng trong đất như cây dong, cây dâu tằm ăn để tạo độ che phủ tự nhiên cho cây và quả quýt.

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

Ngoài những điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng khi được sinh trưởng ở một vùng đất trũng đầy ắp phù sa như Đồng Tháp. Cây quýt hồng Lai Vung có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn các khu vực khác còn phụ thuộc và kỹ thuật bón phân của người dân nơi đây.
Phân chuồng chính là một trong những nguồn dinh dưỡng chính cho cây quýt hồng Lai Vung. Người dân sử dụng phân chuồng nhiều hơn phân hóa học để trái quýt luôn có vị ngọt độc đáo. Chỉ có một lưu ý nhỏ là phải đảm bảo cách ly khu vực ủ phân chuồng với vườn cây và mạch nước tưới, nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây.
Ngoài ra, nhà vườn còn sử dụng phân hóa học theo định kỳ 2 tháng 1 lần, mỗi lần 40 -50g phân Ure cho cây quýt đạt từ 1 đến 3 tuổi.
Đối với phân chuồng hay phân hóa học, cách bón phải đảm bảo theo đúng yêu cầu như nhau: Phân bón phải nằm xa góc tầm 20cm, xới đất xung quanh góc theo chiều tán cây cho phân nằm dưới mặt đất và tưới nước. Mỗi lần bón phân phải cách nhau ít nhất 20 ngày để cây hấp thụ hết chất dinh dưỡng ở đợt phân đấy rồi mới được bón tiếp tục.
Trên là tất tần tật những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc quýt hồng của người dân Lai Vung – Đồng Tháp. Hy vọng sao khi đọc xong bài viết này bạn sẽ tích lũy được phần nào về kinh nghiệm trồng quýt hồng và có được những hiệu quả cây trồng như mong muốn. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.