Chia sẻ công nghệ trồng rau thủy canh chi tiết từ A – Z

Công nghệ trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau sạch và an toàn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao cùng với nhu cầu thị trường lớn thì đây là lợi thế để bà con có thể thay thế phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại này.
Việc sản xuất rau sạch bằng mô hình thủy canh chắc chắn không còn xa lạ với chúng ta. Khi nguồn thực phẩm bên ngoài không đảm bảo an toàn thực phẩm thì rau thủy canh lại mang đến sự an tâm và chất lượng vượt trội. Đồng thời, năng suất canh tác cũng cao hơn rất nhiều, đảm bảo vệ sinh đạt chuẩn và giá thành cũng sẽ cao hơn. Đây là một phương pháp khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên, vẫn có nhiều bà con thất bại vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây chia sẻ chi tiết từ a – z công nghệ trồng rau thủy canh, bạn hãy tham khảo ngay nhé!

Ưu điểm phương pháp thủy canh

  • Dễ tiếp cận:

Có thể nói đây là ưu điểm lớn của phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm từ việc chủ động điều tiết quy trình và cung cấp dinh dưỡng cho rau.

  • Chất lượng:

Rau thủy canh được canh tác đúng với quy trình, từng khâu. Từ đó đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Nếu điều kiện thuận lợi, mát mẻ quanh năm sẽ giúp cây được thu hoạch sớm.

  • Không thuốc bảo vệ thực vật:

So với phương pháp truyền thống thì công nghệ thủy canh sẽ đảm bảo hoàn toàn nói không với thuốc bảo vệ thực vật, an toàn tuyệt đối.

  • Giảm chi phí thuê nhân công:

Khi canh tác bằng phương pháp thủy canh thì chỉ cần 1 – 2 nhân công. Điều này chứng tỏ, chi phí thuê nhân công được tiết kiệm rất nhiều, tăng cao lợi nhuận sản xuất.

Các bước trồng rau thủy canh

Bước 1: Gieo hạt

Đầu tiên, bạn sẽ lựa chọn hạt giống đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Phù hợp với khu vực trồng.
  • Đáp ứng thị hiếu của thị trường tiêu thụ.
  • Không sâu bệnh.

Sau đó, hạt giống sẽ được gieo trong khay ươm. Hoặc bạn cũng có thể gieo trực tiếp trong rọ thủy canh đã chứa giá thể như: xơ dừa, mút xốp.
Đối với giá thể cần đảm bảo tiêu chí:

  • Độ thoáng khí tốt.
  • Đảm bảo vệ sinh.
  • Khả năng giữ ẩm cao.

Bước 2: Đưa cây lên giàn

Sau khi hạt dược ươm từ 10 – 20 ngày thì bạn sẽ tiến hành chuyển cây con lên giàn, thường thì khi cây con có khoảng 3 lá thật.
Trong quá trình chuyển cây lên giàn, hệ thống thủy canh cần phải được kiểm tra và vận hành ổn định nhé.

Xem thêm: Cách trồng rau má hương thủy sinh hiệu quả

Bước 3: Chăm sóc cây

Đây là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất khi áp dùng công nghệ trồng rau thủy canh.
Sau khi cây con được chuyển lên giàn, lúc này bạn sẽ tiến hành các kỹ thuật chăm sóc. Điều bạn cần phải quan tâm là chế độ dinh dưỡng của cây trồng bởi dinh dưỡng chiếm đến 50%, thường sẽ dùng hệ thống bơm dinh dưỡng tự động.
Dinh dưỡng sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng của rau. Dinh dưỡng tối ưu sẽ được điều chỉnh theo các yếu tố:

  • Mẫu nước.
  • Điều kiện tự nhiên tại khu vực trồng.
  • Từng loại giống rau trồng
  • Từng giai đoạn phát triển của rau thủy canh.

Vì vậy, nếu trồng rau thủy canh với quy mô sản xuất, bà con không nên sử dụng dinh dưỡng đại trà bởi sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau.
Ngoài ra, khi trồng thủy canh, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề sâu bệnh. Tuy nhiên, vấn đế này cũng không đáng kể bởi cây trồng có khoảng cách cố định với đất nên cũng hạn chế sâu bệnh lây lan từ đất. Thế nhưng, bạn cũng phải phòng ngừa sâu bệnh từ bên ngoài nhà màng và đặt miếng dán côn trùng để dễ dàng phát hiện.

Bước 4: Thu hoạch

Tùy thuộc vào mỗi loại rau sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau như sau:

  • Các loại rau xà lách thì khoảng 45 ngày từ khi gieo hạt.
  • Các loai rau cải sẽ có thời gian thu hoạch là khoảng 30 -35 ngày.
  • Đối với rau muống, rau dền,… thời gian thu hoạch chỉ khoảng 20 – 25 ngày.

Khi thu hoạch phải cẩn thận để tránh làm dập nát rau, từ đó năng cao năng suất rau trồng và mức giá bán.

Bước 5: Bảo quản

Sau khi thu hoạch, bạn sẽ đóng góc rau trong bao chuyên dụng và bảo quản rau nếu xuất đến những thị trường xa. Bảo quản lạnh là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Lưu ý, sau khi hoàn tất đợt thu hoạch, bạn cần vệ sinh toàn bộ hệ thống thủy canh để đảm bảo cây phát triển tốt nhất ở những vụ sau nhé.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kỹ thuật công nghệ trồng rau thủy canh. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công và thu hoạch với năng suất cao.
Chia sẻ mô hình công nghệ trồng rau thủy canh toàn bộ từ A – Z, cách thực hiện đơn giản, năng suất cao và đảm bảo chất lượng. Những lưu ý khi trồng thủy canh bạn không thể bỏ qua.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.