Chia sẻ kỹ thuật trồng rau bầu đất hiệu quả của người nông dân

Rau bầu đất hay còn gọi là kim thất, từ lâu đã được đưa vào danh sách cây thuốc chưa bệnh của dân gian ta. Ngoài công dụng luộc, xào, nấu trong bữa ăn hàng ngày, theo đông y, bầu đất có tính bình, giúp giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng để chữa trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm phế quản cực hữu hiệu.
Bầu đất là cũng như các loài rau thân thảo khác, thân mềm, cao tầm 1m đối với cây trưởng thành. Thân cây mọng nước, nhiều tàu, thân cây có màu tím. Quả của cây nhỏ, chỉ lớn bằng ngón tay cái, lá mọc so le xen kẽ nhau, hoa có màu vàng nhạt.

Đặc điểm mùa vụ và tác dụng của cây rau bầu đất

Bầu đát thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu ấm áp, phân bố rộng khắp ở những vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại cây này thường mọc ở vách đá, ven rừng, đồi núi. Ngoài ra các bạn cũng có thể gặp chúng ở nhiều nơi như Thái Lan, Philippinnes, Indo, Ấn Độ,…

Xem thêm: Kỹ thuật trồng rau ngổ đơn giản nhất

Với các dưỡng chất có sẵn trong bầu đất như vitamin C, protein, gluxit, chất xơ,… tốt cho cơ thể thì các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, trong cây bầu đất có chứa một loại chất có tên là Gynura procumbens giúp chống viêm nhiễm, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu. Do đó, bầu đất được sử dụng để chữa một vài bệnh sau:

  • Chữa trị đái pháo đường. Thường dùng ăn sống trước bữa cơm,10 lá một ngày, dùng 2 lần sáng và tối.
  • Viêm họng, ho khan, ho gió hay ho có đờm
  • Trị mất ngủ. Bầu đất giúp điều hòa khí huyết, giúp an thần nên khi ăn vào sẽ ngủ ngon hơn.
  • Chữa trị các bệnh liên quan đến viêm phế quản hay về đường hô hấp
  • Các vết thương hở, có thể dùng bầu đất để sát trùng hoặc tiêu bầm do va đập. Sử dụng một nắm lá bầu đất, thêm ít tiêu, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương, thay liên tục sau 3 giờ đắp, dùng liên tục trong 3 ngày vết bầm sẽ tan hết.
  • Trẻ nhỏ hay đái dầm, có thể sử dụng để điều trị. Chuẩn bị 100 lá cây, sửa sạch rồi luộc lên ăn với cơm, phần nước có thể dùng như canh.
  • Ngoài ra các bệnh như táo bón, kiết lỵ cũng có thể điều trị được nhờ bầu đất. Chúng ta dùng nắm lá bầu đất rửa sạch giã nhuyễn, pha với khoảng 300ml nước sôi để nguội, chắt bã ra chia làm 2 phần uống vào sáng và tối.


Kỹ thật trồng cây rau bầu đất
Bầu đất là loại cây dễ sinh trưởng và phát triển, có thể trồng và thu hoạch quanh năm, nhưng mùa phát triển nhất là vào mùa xuân khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
Kim thất không kén đất trồng, cũng như những loại cây khác, trước khi trồng phải xới đất tơi xốp, bón một chút phân lên đất trồng, chú ý độ thoát nước của đất tốt mà được.
Chúng ta có thể trồng rau bầu đất theo nhiều phương pháp. Truyền thống như gieo hạt, trồng bầu, hoặc trồng bằng cách hom cành hay thân cây.
Với phương pháp hom cành, nên lựa chọn cây mẹ khỏe, sạch đẹp không có mầm bệnh. Tránh làm dập cành trong lúc cắt để cây phát triển nhanh hơn. Sau khi tách hom khỏi cây mẹ ta nên găm ngay vào đất để tránh bị héo cành, khi cây đó ra rễ rồi mới đem đi trồng. Nếu gieo hạt, trước tiên cần ủ hạt bằng nước ấm, sau khi ủ xong sẽ đem gieo vào đất, mỗi gốc cách nhau tầm 15 – 25cm, khi trồng xong dặm đất ta nên tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Bầu đất rất cần nước, nên phải chú ý độ ẩm và tưới nước cho cây thường xuyên. Nếu thiếu nước cây rất nhanh khô héo. Ngoài nước ra, để cây phát triển nên bón thêm phân cho cây như phân bò, phân dê, phân hữu cơ,… khi bón cần pha loãng phân với nước rồi dùng vòi sen tưói, tránh tưới trực tiếp lên lá vì dễ gây ngộ độc.
Để cây rau bầu đất phát triển nhanh, người trồng cần thường xuyên làm cỏ, xem xét sâu bệnh để phòng tránh. Nhiệt độ không khí ẩm sẽ dễ dàng để các mầm bệnh phát triển hơn. Nên làm mới và thay thế lứa rau hàng năm để cho năng suất tốt và hiệu quả hơn.
Trên đây là một vài phương pháp kỹ thuật trồng rau bầu đất đơn giản, chúc quý vị và các bạn có một mùa bội thu.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.