Chia sẻ kỹ thuật trồng tiêu giống đúng cách

Để trồng tiêu, giống là nguồn cần thiết và vô cùng quan trọng. Có hai cách để bà con lựa chọn: thứ nhất là mua giống ở ngoài, thứ hai là tự trồng giống. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng giống, đa phần và con tự trồng tiêu giống ở nhà. Vậy kỹ thuật trồng tiêu giống như thế nào? Có quá phức tạp? Bà con cùng tham khảo kỹ thuật được chia sẻ dưới đây nhé!

Các cách nhân giống tiêu:

Với bà con đã từng nhân giống thì chắc hẳn bà con đã nắm được các cách nhân giống. Có 5 cách nhân giống:

  • Bằng hạt.
  • Chiết thân.
  • Vùi thân.
  • Ghép tiêu.
  • Cắt hom.

Trong cách cách nhân giống trên, cách nhân giống bằng hom được bà con vận dụng nhiều. Bởi:

  • Dễ tiến hành.
  • Có thể nhân với số lượng lớn.
  • Tiêu ươm bằng hom có thể mang đi xa.

Các hom được chọn để nhân giống, bà con nên chọn từ các giống tiêu cho năng suất cao, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu được sâu bệnh. Chẳng hạn như: tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Srilanka,…

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng tiêu hiệu quả nhất không phải ai cũng biết

Loại tiêu sử dụng để trồng tiêu giống:

Mỗi loại tiêu được làm hom nhân tiêu giống sẽ có mỗi ưu nhược điểm riêng. Có hai loại tiêu được chọn làm hom giống:

  • Tiêu lươn.
  • Tiêu ác.

Tiêu lươn cụ thể là phần thân tiêu chưa đẻ cành, chưa bị gỗ hóa. Tiêu lươn được chọn làm hom sẽ cho năng suất cao và ổn định, ít xuất hiện nấm bệnh, chi phí rẻ. Tuy nhiên, tiêu lươn sẽ lâu cho trái, thường bị chết khi trồng. Chọn tiêu lươn thì bà con sẽ trồng dặm nhiều.
Tiêu ác là phần thân tiêu già, có nhiều nhánh. Ngược lại với tiêu lươn, tiêu ác nhanh cho trái, tỷ lệ sống cao, dễ trồng. Tuy nhiên, năng suất sẽ giảm dần về sau, dễ xuất hiện mầm bệnh, đòi hỏi diện tích trồng phải lớn.

Kỹ thuật trồng tiêu giống:

Thời điểm cắt hom:

Bà con có thể cắt hom tiêu quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất nên cắt hom vào gần cuối mùa mưa hoặc sau khi đã thu hoạch tiêu trái. Hạn chế cắt trong giai đoạn tiêu trổ bông hay vào mùa mưa.
Lưu ý:
Bà con không nên bón phân hóa học trước khi cắt hom, tốt nhất là cách kỳ bón phân ít nhất 20 – 30 ngày.
Nếu bà con cần di chuyển đi xa sau khi cắt thì hãy vặt bớt lá, tiêu được bó thành bó và buộc vừa phải.

Cách cắt hom tiêu giống:

Tiêu được chọn để làm hom giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không có bất kì dấu hiệu sâu bệnh nào. Ngoài ra, tiêu còn xanh, thân mập, không có dấu hiệu tổn thương.’
Với tiêu lươn, bà con sẽ tiến hành cắt hom có chiều dài từ 15 – 20cm sao cho mỗi hom có từ 3 – 4 mắt. Tốt nhất bà con nên lấy hom từ vườn tiêu có tuổi đời từ 4 năm trở lên.
Sau khi cắt xong, tiến hành vặt bỏ lá và ươm ngay. Lưu ý, phần gốc hom nên cắt xéo. Sau đó cắm phần gốc xuống đất.
Nếu trồng bằng tiêu ác thì bà con chọn tiêu có tuổi đời 1 năm trở lên. Mỗi hom được cắt có từ 4 – 6 đốt và cũng cắt xéo phần gốc.

Cách trồng tiêu giống:

  • Đất trồng tiêu giống:

Loại đất trồng tiêu giống bà con nên chọn đát tới xốp, sạch sẽ, giàu mùn, khô ráo. Đất càng mịn càng tốt.

  • Bón lót cho đất:

Bạn trộn 5kg phân chuồng hoại mục + 0,3kg Super lân + 1 thìa canh nám đối kháng Trichoderma và 0,1kg vôi bột.

  • Chọn bầu giống:

Bầu được chọn để ươm giống thường là bầu nilon được đục các lỗ thoát nước. Kích thước bầu ác là 14 x 24cm hoặc 16 x 26cm, bầu tiêu lươn kích thước 12 x 22cm.

  • Cắm hom vào bầu:

Trước khi bắt đầu thao tác cắm, bà con tiến hành tưới đẫm nước cho bầu ươm.
Với tiêu lươn: Cắm mỗi bầu khoảng 3 hom, 2 đốt dưới bầu và 1-2 đốt ở trên mặt đất. Bà con cần cắm đủ sâu để hom không bị lung lây.
Với tiêu ác: Tiến hành cắm mỗi bầu 2 hom. Trong đó, 2-3 đốt dưới bầu và 2-3 đốt trên mặt đất.

  • Mật độ, khoảng cách:

Bầu ươm sẽ được xếp theo hàng ngay ngắn với chiều rộng 1 – 1,2m. Lối đi giữa hai hàng từ 50 – 60cm.
Lưu ý, vị trí đặt tiêu giống không được đọng nước hay ngập úng.

Làm giàn che tiêu giống:

Để bảo vệ tiêu giống, bà con cần tiến hành làm giàn che chắn, giàn có chiều cao khoảng 1,6 – 2m. Xung quanh giàn sẽ được căng lưới nilon chuyên dùng.
Như vậy, trên đây là kỹ thuật trồng tiêu giống. Các bước thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp bà con trồng tiêu giống hiệu quả. Chúc bà con thành công!
Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng tiêu giống hiệu quả số 1 hiện nay. Những lưu ý khi trồng tiêu giống bà con cần biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.