Công nghệ trồng dâu tằm mang đến hiệu quả kinh tế cao

Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là nghề truyền thống đã có rất lâu đời ở Việt Nam. Người dân hiện nay nhận thấy được việc trồng cây dâu tằm không tốn nhiều chi phí đầu tư, lại nhanh cho thu hoạch và giá bán kén luôn ở mức cao nên nhiều bà con nông dân đã quay lại với nghề trồng dâu tằm. Để đạt được năng suất kén, người trồng dâu nuôi tằm cần chọn được giống dâu mới và đảm bảo kỹ thuật chăm sóc để có năng suất lá cao, cung cấp đủ cho nhu cầu ăn của tằm.
“Trồng dâu nuôi tằm” một trong những nghề truyền thống lâu đời của Việt nam đã trải qua bao thăng trầm, song đến nay vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Nhờ những thay đổi về giống dâu mới, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như thay đổi về giống tằm, nên diện tích trồng dâu chỉ với 8000 héc ta đã đạt được năng suất trên 133.000 tấn thay vì trồng trên 12 héc ta.
Lợi ích từ việc trồng cây dâu tằm
Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năng suất và sản lượng dâu tằm thu hoạch hằng năm cao.
Diện tích đất trồng dâu tằm không cần lớn như các loại cây khác.
Dễ trồng và chăm sóc.
Là cây trồng lâu năm, trồng một lần thì 20 năm sau mới phải trồng lại.

Xem thêm: Làm thế nào để nhận biết công nghệ trồng rau sạch?

Điều kiện thích hợp để trồng cây dâu tằm
Đất trồng: đất trước khi trồng phải ải, cày bung lên, xử lý bằng vôi hoặc thuốc để chống sâu và làm sạch đồng ruộng trồng dâu tằm.
Cây giống dâu tằm: dâu có thể trồng bằng hom hoặc cây con. Một số giống phổ biến hiện nay là giống bầu đen, giống S7-CB, giống VA-201, giống VA-186, giống dâu Sa nhị luân,…
Thời vụ trồng: Nên trồng vào mùa khô, trồng vào mùa mưa sẽ làm cây dâu tằm phát triển chậm hơn.
Nhiệt độ thích hợp: 24-32 độ C. Nhiệt độ dưới 0 độ C cây ngừng sinh  trưởng và trên 40 độ C, một số bộ phận của cây dâu tằm sẽ chết.
Điều kiện ánh sáng: cây dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng. Điều kiện chiếu sáng có quan hệ mật thiết tới chất lượng lá. Thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến lá dâu mỏng, chất lượng kém và thân cây dâu tằm mềm yếu.
Nước và độ ẩm không khí: là một cây tương đối chịụ hạn nhưng nhu cầu nước của cây cũng rất lớn. Độ ẩm thích hợp từ 70-80 %.
Mật độ trồng: Mỗi luống cách nhau 1-1.2 mét, khoảng cách giữa hai cây là 25 cm, rạch để trồng đào sâu 20 cm, trước khi trồng cần sử lý vôi sau đó bón lót, tốt nhất nên bón lót bằng phân chuồng, ủ từ 2-6 tháng. Một héc ta có thể trồng lên tới 42000 cây dâu tằm.
Trồng cây dâu tằm
Trồng dâu bằng hom: cắm hom xiên 45 độ vào trong đất vào khoảng ¾ chiều dài của hom. Cách này áp dụng đối với đất ẩm và có tỷ lệ sét cao. Còn đối với đất có độ ảm kém, cắm hom thẳng đứng trong đất, chỉ chừa lại một mắt trồi trên mặt đất.
Trồng dâu bằng cây con: cây con được ươm trong vườn khoảng 50-60 ngày, khi cây ươm đạt chiều cao 45-50 cm, đường kính 0.3 cm thì nhổ đem trồng.

Xem thêm: Chia sẻ công nghệ trồng rau thủy canh chi tiết từ A – Z

Cách chăm sóc cây dâu tằm
Sau khi cây đã lên mầm, ta tiến hành tưới vi sinh, khi cây đã lên được 30 cm tiếp tục rải phân chuồng.
Sang tháng thứ 5 sau khi thu hoạch lần đầu tiên ta tiến hành bón phân lần 2. Cuốc rạch ngay tại gốc cây dâu, đưa phân bón vào và lấp lại.
Vào tháng thứ 7, khi cây dâu đã cao lên tầm 1-1.2 mét, chia đôi hai hàng, giữa hàng này với hàng kia, rạch một đường ở giữa, bỏ phân bón và lấp hố lại
Thường xuyên thăm vườn kiểm tra sâu hại cho cây dâu tằm, với một số loại sâu hại (sau hồng, sâu đục thân) người nông dân nên loại trừ bằng phương pháp thủ công, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết. Khi phun thuốc phòng bệnh nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch lá cho tằm ăn ít nhất 25 ngày để tránh gây ngộ độc cho tằm.
Quản lý tốt cỏ dại, cách hai tháng làm một lần. Khi cỏ lên cao tầm 10 cm có thể giữ độ ẩm cho cây dâu tằm, giảm lượng nước tưới.
Thu hoạch và bảo quản lá dâu tằm
Cây dâu tằm sau 4-6 tháng có thể tiến hành thu hoạch lá dâu. Một lần trồng có thể thu hoạch trong vòng 15-20 năm
Số lứa hái lá trong một năm: thu từ 6-8 lứa/năm.
Chọn lá theo nhu cầu của tằm để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Thời gian tốt nhất để hái lá dâu tằm vào tầm 8-10 giờ sáng.

Xem thêm: Cách trồng cỏ sân vườn cùng bí quyết chăm sóc vườn cỏ xanh tươi quanh năm

Nên xếp lá dâu thành lớp dày 20cm và phủ vải thấm nước, 2-4 giờ đảo một lần. Nơi bảo quản lá dâu phải thoáng mát, có cửa thông gió để làm giảm nhiệt độ thích hợp.
Trồng dâu tằm không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thể hiện một nét đặc trưng trong làng nghề truyền thống Việt Nam. Bài viết này rất mong có thể mang đến cho quý bạn đọc cho mình những kỹ thuật về trồng cây dâu tằm.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.