Điều cần biết tuần hoàn bùn về anoxic

Bạn đang làm việc trong môi trường xử lý nước thải. Chắc chắn rằng, nếu bạn là người mới vào nghề hay đã lâu thì bạn đã không còn quá xa lạ khi nói đến việc tuần hoàn bùn về anoxic.
Tuần hoàn bùn là vấn đề rất quan trọng, có thể nói là không thể thiếu để quy trình xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, với sự cải tiến mới, hầu hết mọi kỹ thuật đều sử dụng cách tuần hoàn bùn về anoxic để đảm bảo hiệu quả cho quá trình xử lý luôn ổn định.
Tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của từng người sẽ có những hiểu biết ít hay nhiều về việc tuần hoàn bùn về anoxic. Tuy nhiên, để quá trình làm việc không xảy ra nhiều sơ xuất, bạn hãy tìm hiểu thêm các thông tin tuần hoàn bùn về anoxic qua bài viết dưới đây nhé.

Bể Anoxic là gì? Nguyên lý hoạt động của bể anoxic:

Bể anoxic là gì?

Bể anoxic còn có tên gọi khác là bể lên men. Đây là hệ thống xử lý Nito trong nước thải bằng các biện pháp sinh học.
Bể anoxic là một trong những bể được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO.
Theo đánh giá, bể anoxic cho hiệu quả xử lý cao. Do đó, khi bể anoxic được lắp và tính toán chính xác sẽ cho hiệu quả xử lý nước thải tăng lên rất cao.
Đồng thời, khi được tính toán khoa học và hợp lý, bể anoxic sẽ luôn đảm bảo quá trình xử lý nước thải diễn ra suôn sẻ, ổn định. Chính vì thế, bạn cũng không phải tốn nhiều thời gian để nguyên cứu và xử lý.
Trong công nghệ xử lý, bể anoxic thường diễn ra quá trình khử nitrat và nitrat hóa. Bên cạnh đó, bể còn có chức năng xử lý phốt pho.
Quá trình xử lý chất thải ở bể anoxic sẽ diễn ra quá trình lên men, khử nitrat thành nito, cắt mạnh,…
Thông thường, trong quá trình xử lý nước thải, bể anoxic thường kết hợp với bể aerotank. Tuy nhiên, bể anoxic có thể đặt trước hoặc sau bể aerotank, tùy thuộc vào cách lựa chọn của kỹ thuật xử lý, mỗi cách đặt sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

Nguyên lý hoạt động tuần hoàn bùn về anoxic:

Như đã nói ở trên, quá trình tuần hoàn bùn về anoxic thường diễn ra quá trình nitrat hóa, khử nitrat, xử lý phốt pho, lên men,…
Cụ thể, nguyên lý hoạt động của bể anoxic qua các quá trình phản ứng được mô tả bằng phương trình hóa học như sau:
Quá trình phản ứng Nitrat:
NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (gas)
Quá trình phản ứng Photphorit:
PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt => sludge
Thông thường, trong bể sẽ được trang bị các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn bùn về anoxic như:

  • Máy bơm khuấy trộn nước trong bể.
  • Hệ thống hồi lưu bùn vi sinh.
  • Hệ thống hỗ trợ và cung cấp dưỡng chất cho vi sinh vật thiếu khí.

Các sự cố khi tuần hoàn bùn về anoxic, nguyên nhân và cách khắc phục:

Sự cố thường gặp khi tuần hoàn bùn về anoxic:

Khi bể anoxic hoạt động vẫn không thể chắc chắn rằng không gặp bất kì sự cố nào.
Một số sự cố thường gặp khi quá trình tuần hoàn bùn về anoxic diễn ra như:

  • Nổi bùn tại một số khu vực trong bể sinh học.
  • Bùn nổi thành từng mảng trong bể Anoxic.

Nguyên nhân xảy ra sự cố:

Điều gì cũng có nguyên nhân dẫn đến. Bể anoxic thường xảy ra nhiều sự cố bởi một số nguyên nhân như:

  • Máy trộn hoạt động không tốt. Điều này sẽ khiến một khu vực trong bể không được trộn đều. Do đó, bể sẽ không đẩy được khí Ni tơ thoát ra khỏi bề mặt của bông bùn.
  • Tại bể có lượng bùn vi sinh quá thấp sẽ khiến cho vi sinh yếu. Từ đó giảm độ hoạt tính dẫn đến khả năng khử Ni tơ bị giảm.
  • Một nguyên nhân khác có thể là do lượng bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về bể Anoxic thấp.

Xem: Những mẫu ống bùn chất lượng tốt nhất

Cách khắc phục các sự cố:

Để khắc phục nhanh chóng các sự cố trên, đảm bảo việc tuần hoàn bùn về anoxic diễn ra ổn định và hiệu quả, bạn cần thực hiện các cách sau:

  • Tạm dừng ngay việc cho nước thải vào bể.
  • Nhanh chóng tắt sục khí trong bể Aerotank và máy khuấy trong bể Anoxic.
  • Chờ cho đến khi bể Anoxic lắng sau đó khuấy đều trong khoảng 45 phút – 1 tiếng rồi mới tiếp tục bơm nước vào.

Như vậy, tuần hoàn bùn về anoxic là quá trình qua trọng bạn cần phải nắm rõ về nguyên lý hoạt động và các sự cố. Qúa trình tuần hoàn sẽ không đạt hiệu quả cao nếu bạn để xảy ra bất kì sự cố nào.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.