Hướng dẫn cách trồng tiêu thảo parva hiệu quả

Tiêu thảo Parva là một dòng cây thủy sinh được trồng nhiều trong các hồ thủy sinh ở vị trí tiền cảnh. Cây có kích thước khá nhỏ, tương tự như một số loại cỏ thủy sinh. So với các loại cây thủy sinh khác thì tiêu thảo Parva là một loại cây cao cấp và tương đối khó trồng với những người chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên, tiêu thảo Parva cũng không phải là quá khó trồng. Nếu bạn trồng theo đúng kỹ thuật, điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phù hợp thì cây sẽ phát triển khá nhanh. Vậy cách trồng như thế nào? Bạn hãy cùng Máy Nông Nghiệp Xanh tìm hiểu cách trồng tiêu thảo Parva hiệu quả ngay dưới đây nhé!

Cách trồng tiêu thảo Parva hiệu quả

Nhiệt độ

Tiêu thảo Parva không quá kén về nhiệt độ, cây có thể phát triển ở mọi điều kiện nhiệt độ nhưng ở mức nhiệt độ khoảng 20 – 28ºC thì tiêu thảo Parva sẽ phát triển tốt hơn.
Nếu vượt quá điều kiện nhiệt đồ này thì tiêu thảo Parva vẫn phát triển được nhưng không thể phát triển  và sinh trưởng mạnh mẽ được.

Xem thêm: Hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học tăng thu nhập “khủng”

Ánh sáng

Tùy vào bể thủy sinh sẽ có điều kiện ánh sáng khác nhau. Tiêu thảo Parva có thể phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng thấp. Tuy nhiên, bạn cần phải cung cấp đủ phân bón và khí CO2 cho cây.
Nếu bạn muốn trồng tiêu thảo Parva với phần lá căng đẹp thì nên đánh 4-6 tip đèn Odyssea 10000k với bể 1m2 300 lít. Sử dụng ánh sáng vừa và mạnh như thế này thì lá sẽ phát triển rất nhanh và căng đẹp.

Cung cấp dinh dưỡng tiêu thảo Parva

Tiêu thảo Parva hút chất dinh dưỡng của đất nền trong bể bằng rễ. Với những đất nền đảm bảo giàu dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển rất tốt và ổn định.
Thông thường, đất nền sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cây Parva trong 6 tháng đầu tiên, qua giai đoạn này, các dưỡng chất sẽ không còn dồi dào như trước nên bạn cần bổ dung thêm nguồn dinh dưỡng vào bể.
Có hai cách để bạn bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây:

  • Cung chất dưỡng chất vào đất nền.
  • Bổ sung thêm dưỡng chất cho cây qua lá.

Bạn có thể chọn mua các loại phân nước chất lượng để cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho bể, đảm bảo dưỡng chất để tiêu thảo Parva phát triển tốt.

Xem thêm: Chia sẽ cách trồng tiêu hiệu quả nhất mang lại năng xuất cao 2020

Cách sắp xếp bố cục

Tiêu thảo Parva có thể sắp xếp vào vị trí tiền cảnh. Bạn có thể sử dụng cây để thay thế cho các loại cây tiền cảnh khác, cây có kích thước khá nhỏ nên khi bố trí tại vị trí tiền cảnh sẽ rất đẹp. Bạn có thể dùng tiêu thảo Parva để trãi nền hoặc bố trí trong các hốc đá để tăng vẻ đẹp bối cảnh bể thủy sinh.
Tiêu thảo Parva có kích thước khá nhỏ như các loại cỏ nên không thích hợp để bố trí tại hậu cảnh hoặc trung cảnh như các loại cây thủy sinh khác.

Một số lưu ý khi trồng tiêu thảo Parva

Thời gian đầu mới mua tiêu thảo Parva về, cây sẽ thường bị xuất hiện tình trạng rụng lá. Bạn đừng vội vàng nhổ bỏ cây đi nhé, đây là vấn đề bình thường vì cây chưa thích nghi kịp với điều kiện môi trường trong bể, một thời gian sau thì cây sẽ phát triển bình thường trở lại.
Đôi khi, trong quá trình chăm sóc tiêu thảo Parva, bạn phát hiện cây xuất hiện tình trạng vàng lá. Nguyên nhân này xảy ra vì cây đang bị thiếu sắt. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn hãy bổ sung thêm sắt và các dưỡng chất chất thiết khác vào bể.
Tiêu thảo Parva thường sẽ mọc thành cụm, bạn hãy tách tời chúng ra cách nhau khoảng vài cm để cây có đủ không gian phát triển nhanh hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng tiêu thảo Flamingo hiệu quả không phải ai cũng biết

Khi tiến hành trồng, bạn hãy cắm cành tiêu thảo Parva xuống đất nền thật sâu để cây ra rễ và không bị trôi nổi lên trên. Đồng thời, trong quá trình chăm sóc cây, bạn hãy tỉa bỏ các lá chết của cây tiêu thảo Parva thường xuyên để cây được thông thoáng và phát triển tốt nhất.
Trên đây là cách trồng tiêu thảo Parva đơn giản và hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên của Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ giúp bạn thành công và có một bể thủy sinh với các bố cục thật đẹp nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.