Hướng dẫn công nghệ trồng nấm rơm hiện đại năng suất cao

Nấm rơm là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vô cùng bổ dưỡng và khá dễ trồng. So với các loại nấm khác thì thời gian thu hoạch nấm rơm khá nhanh, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nấm rơm cho năng suất cao thì người trồng cần áp dụng đúng công nghệ.
Vậy trồng nấm rơm như thế nào để đạt năng suất cao? Đừng quá lo lắng, hãy cùng Máy Nông Nghiệp Xanh tìm hiểu công nghệ trồng nấm rơm hiện đại cho năng suất cao ngay dưới đây nhé!

Công nghệ trồng nấm rơm hiện đại năng suất cao

1.  Chọn thời vụ trồng thích hợp

Bạn có thể trồng nấm rơm vào bất kỳ mùa nào trong năm, tuy nhiên, để nấm rơm phát triển thuận lợi và tiết kiệm chi phí thì nên trồng vào mùa khô. Nếu trồng vào mùa mưa thì bạn cần phải làm mái che và tủ rơm thật dày để giữ độ ẩm và không bị ngập úng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng nấm gia đình đơn giản năng suất cao có thể bạn chưa biết

2.  Chọn địa điểm trồng

Nấm rơm sẽ phát triển rất tốt nếu được trồng ở những nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, đất bằng phẳng.
Nếu có thể thì bạn nên chọn nơi trồng nấm rơm gần với nguồn nước để thuận lợi cho việc tưới tiêu, dễ dàng chăm sóc và thu hoạch hơn.

3.  Lựa chọn vật liệu trồng nấm

Bạn có thể chọn nhiều vật liệu để trồng nấm rơm như: bông gòn, rơm rạ, lục bình hoặc bã mía. Thường thì chúng ta sẽ dùng rơm rạ khô để nấm cho năng suất cao.
Sau khi chọn được vật liệu trồng nấm phù hợp, bạn sẽ tiến hành chọn giống. Việc chọn giống chất lượng rất quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng nấm thu hoạch sau này. Do đó, bạn cần chọn giống không quá già cũng không quá non, có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm, không bị nhiễm bệnh, có xuất xứ rõ ràng.
Đối với meo giống, bạn cần chọn đúng tuổi, sợi tơ nấm có màu trắng trong và phát triển đều, không bị nhiễm tạp khuẩn, nặng khoảng 120g, không bị nhão, không bị ướt và không có mùi hôi chua.

4.  Tiến hành ủ nấm rơm

Bạn sẽ tiến hành ủ rơm thành đống với chiều dài từ 4 – 8m và rộng từ 1,5 – 2m. Bạn hãy tiến hành chất rơm theo từng lớp cho đến khi chiều cao tổng thể của đống rơm là 1,3 – 1,5m.
Sau đó, bạn hãy lấy rơm khô hoặc nilon để phủ xung quanh, vừa giúp giữ ẩm vừa giúp giữ nhiệt tốt. Bạn sẽ ủ cho đến khi nhiệt độ rơm đạt mức 60 – 70ºC thì tiến hành ra luống. Khi ở nhiệt độ này sẽ có thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn và sâu bệnh gây hại, đồng thời cũng giúp nấm rơm nhanh phát triển hơn.

Xem thêm: Mô hình trồng nấm theo công nghệ hàn quốc-doanh thu 20 tỷ một năm

5.  Tiến hành xếp mô và chất meo giống

Đầu tiên, bạn hãy dỡ bỏ hết toàn bộ lớp rơm đã phủ ở ở ngoài đống ủ. Sau đó, lấy rơm đã ủ bên trong để mang đi xếp thành mô trồng nấm.
Rất đơn giản, bạn hãy rãi một lớp rơm đã ủ lên trên mặt liếp và tưới nước. Sau đó, dùng tay đè đặt rơm trên mặt liếp sao cho đảm bảo độ cao 20cm và rộng 50cm.
Tiếp tục, bạn hãy rãi meo giống vào dọc hai bên luống, sao cho cách mép luống khoảng 5 – 7cm. Sau đó, bạn lại tiếp tục lặp lại các thao tác tên cho đến khi được 3 lớp. Đến lớp thứ 3 thì bạn không rãi meo giống nữa, lúc này bạn chỉ rãi rơm khô lên với độ dày 4 – 5cm.
Cuối cùng, bạn hãy tưới nước và dùng tay đè chặt mô kết hợp với thao tác vuốt mặt ngoài để mô được láng và gọn.

Cách chăm sóc nấm rơm

Khi chăm sóc nấm rơm, bạn chỉ cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình chăm sóc, bạn hãy dùng tay bóp chặt mô nấm, nếu thấy nước hơi rin qua các kẽ tay là độ ẩm đã vừa. Trường hợp mô nấm quá khô thì cần tưới thêm nước, nếu mô quá ẩm thì bạn phải dỡ bớt áo mô và ngưng tưới nước.
Vào mùa mưa, bạn nên dùng màng phủ nông nghiệp hoặc nilon để phủ mô nấm, đảm bảo giữ nhiệt và tăng nhiệt độ bên trong mô.
Ngoài ra, sau 5 – 8 ngày chất mô, bạn hãy dỡ áo rơm ra, đồng thời tiến hành xốc mô nấm cho tơi rồi đậy áo mô lại.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám

Thu hoạch nấm rơm

Thông thường, sau khi ủ rơm khoảng 10 – 14 ngày là bạn có thể thu hoạch nấm rơm. Bạn nên thu hoạch nấm vào buổi sáng sớm trước 6 giờ và buổi chiền từ 14 – 15 giờ.
Bạn hãy chọn những nấm rơm còn búp, hơi nhọn đầu để thu hoạch. Khi thu hoạch cần dùng tay xoay nhẹ nhàng để tách nấm ra khỏi mô hoàn toàn, không bị sót chân nấm trên mô. Sau khi thu hoạch xong, bạn hãy đậy áo mô lại.
Như vậy, trên đây là toàn bộ công nghệ trồng nấm rơm hiện đại cho năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trồng nấm rơm thành công, thu hoạch được năng suất cao và chất lượng nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.