Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa lan đúng cách chi tiết từ A – Z bạn không nên bỏ qua

Hoa Lan là một loại cây trồng rất đẹp được nhiều gia đình trồng để trang trí cho không gian thêm phần ấn tương. Tuy nhiên, loại hoa này yêu cầu cao về kỹ thuật trồng và chăm sóc, chính vì thế, cần phải trồng đúng kỹ thuật thì hoa mới nhiều và đẹp. Để không gặp khó khăn, bạn có thể tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa lan đúng cách đơn giản ngay dưới đây nhé.

Chọn giống lan chất lượng

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại lan như: Vanda, Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis,… Tùy vào sở thích, bạn sẽ lựa chọn một giống lan phù hợp nhất. Khi chọn lan giống, bạn hãy chọn nhanh có khả năng phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

Thiết kế khu vườn trồng lan

Nếu bạn trồng với số lượng nhiều và trồng trong khu vườn thì bạn có thể thiết kế khu vườn để vườn lan được đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng sắt để làm khung giàn chắn gió, bão và đảm bảo độ chắc chắn. Khu vườn được thiết kế cần phải đảm bảo được độ thông thoáng, kích thước theo từng giống lan.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng Lan đạt chuẩn đơn giản từ A- Z

Chuẩn bị giá thể

Bạn cần chuẩn bị xơ dừa, than gỗ và vỏ lạc để làm giác thể trồng lan. Đối với than gỗ sẽ chuẩn bị với kích thước 1 x 2 x 3cm, tất cả được ngâm rửa sạch và phơi khô, vỏ dừa chặt thành từng khúc 1 x 2 x 3 cm và xử lý qua nước vôi 5%.
Sau khi chuẩn bị xong, bạn sẽ trồng hoa lan cung với giá thể, buộc dây thun lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng được 6 – 7 tháng thì bạn sẽ chuyển hoa lan ra chậu nhỏ có kích thước tương ứng.

Chuyển chậu hoa lan

Sau khi lan lớn thì bạn sẽ chuyển sang chậu lớn hơn, thường sau khi trồng 6 tháng. Bạn hãy chọn chậu có kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lan. Lưu ý, sau khi chuyển chậu không được bón phân ngay mà khoảng sau 1 tuần mới tiến hành bón phân. Trong quá trình chuyển chậu, bạn có thể cắt bỏ bớt các rễ già hoặc quá dài rồi mới đặt vào chậu mới. Đồng thời, bạn cũng sẽ thay luôn cả giá thể mới.

Chăm sóc hoa lan

Điều chỉnh ánh sáng

Sau khi trồng lan, bạn cần phải chăm sóc đúng cách thì lan mới cho nhiều hoa và đẹp mắt. Các yếu tố quan trọng bạn cần phải đảm bảo là ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng.
Bạn cần đảm bảo đủ sáng cho cây hoa lan, nếu thiếu sáng, cây sẽ ốm yếu và kém phát triển, nếu ánh sáng cao thì lan sẽ nhăn nheo, ra hoa sớm và nhỏ. Nếu sáng quá cao thò cây hoa lan sẽ bị cháy đen và chết dần.
Thông thường, mỗi giai đoạn sẽ điều chỉnh độ sáng tương ứng, ở giai đoạn 12 tháng đầu, bạn nên điều chỉnh 50% ánh sáng, giai đoạn đến 18 tháng sẽ điều chỉnh 70% ánh sáng để giúp cây phát triển tốt.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng Lan bằng vỏ dừa cực đẹp

Bón phân

Ngoài ra, bạn cần bón phân để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây hoa lan. Bạn cần cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như: kali, lân, đạm, canxi, lưu huỳnh, magie, clo, đồng, kẽm, sắt, mangan,…
Bạn chỉ nên bón phân với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều. Nếu bạn bón quá nhiều các loại phân trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của lan, hoa không được đều và đẹp, dễ xuất hiện sâu bệnh

Tưới nước

Trong giai đoạn phát triển, hoa lan rất cần nước. Nếu lan bị thiếu nước thì cây sẽ bị khô héo và không ra hoa, kém phát triển. Nếu tướu nước quá nhiều thì lan sẽ bị ngập úng, thối rễ và chết cây. Bạn cần lưu ý, nước tưới hoa lan cần phải sạch tuyệt đối, chỉ nên tưới và buổi sáng sớm và chiều mát.

Xem thêm: Chia sẻ bí quyết trồng lan trên gỗ me hiệu quả không phải ai cũng biết

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây hoa lan thường xuất hiện sâu bệnh, do đó, bạn cần phải chăm sóc và quan sát cây thường xuyên để lan không bị sâu bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải để không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng hoa lan đúng cách đơn giản nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng lan và có một vườn lan đẹp nhất. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.