Hướng dẫn kỹ thuật trồng na Thái đạt chuẩn đơn giản năng suất cao cho người mới bắt đầu

Na Thái là một loại quả được rất nhiều người sử dụng ưa chuộng. Loại cây này có khả năng thích ứng rất tốt, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới nên rất dễ trồng, được nhiều bà con trồng để cải thiện kinh tế.
Mặc dù dễ trồng nhưng khá nhiều bà con thất bại, năng suất thu hoạch rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật trồng chưa đúng. Để cải thiện năng suất và tăng cao thu nhập, bạn hãy tìm hiểu kỹ thuật trồng na Thái đơn giản đạt chuẩn ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn kỹ thuật trồng na Thái từ A – Z

Xác định thời vụ trồng

Cây na Thái có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, nếu trồng khoảng tháng 8 – 9 thì cây sẽ phát triển tốt hơn, dễ dàng chăm sóc và có điều kiện phát triển đạt năng suất cao. Do đó, bà con nên trồng na Thái từ tháng 8 – 9.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng mãng cầu na thái

Chuẩn bị đất trồng

Cây na Thái dường như không kén đất, bạn có thể trồng trên bất kỳ vùng đất nào, kể cả đất sỏi đá nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao thì bạn nên trồng cây na Thái trên vùng đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 6,5.
Sau khi đã chọn được vùng đất phù hợp, bạn sẽ tiến hành đào hố với độ sâu khoảng 50cm và khoảng cách giữa các tán cây là 4 x 4m đối với đất xấu, 4 x 5m đối với đất tốt. Sau đó, bạn hãy bón lót vào mỗi hố trước khi trồng 10 ngày khoảng 0,2 kg kali + 15-20kg phân chuồng + 0,5 kg lân.

Tiến hành trồng cây na Thái

Sau khi đã chuẩn bị đất trồng sẵn sàng, bạn sẽ tiến hành đào lỗ vừa đủ trồng ở giữa hố và rạch bỏ bao nilon bầu cây, sau đó, đặt bầu cây na Thái vào giữa hố sao cho thẳng hàng và ngay ngắn, không bị nghiêng. Cuối cùng là lấp đất lại sao cho đất cao hơn gốc cây 1 – 3cm.
Sau khi trồng xong hoàn toàn, bạn hãy tiến hành tưới đẫm nước để cây nhanh lấy lại sức và bộ rễ được phát triển nhanh chóng hơn.

Chăm sóc cây na Thái

Tưới nước và làm sạch cỏ dại

Trong quá trình chăm sóc cây na Thái, bạn hãy tưới nước thường xuyên sao cho đủ độ ẩm để cây phát triển, không nên tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng và thối chết cây. Vào mùa mưa, bạn hãy giảm lượng nước tưới và làm rãnh thoát nước.
Đồng thời, bạn hãy làm sạch cỏ dại xung quanh gốc cây na Thái thường xuyên theo định kỳ để cỏ không cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng của cây.

Xem thêm: Mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả, năng suất cao

Cung cấp thêm dinh dưỡng

Để cây na Thái phát triển nhanh chóng và cho năng suất cao thì bạn cần phải cung cấp thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân vào mỗi cây. Bạn nên ưu tiên bón phân hữu cơ như phân chuồng hoại mục. Vào giai đoạn đầu, bạn hãy bón mỗi cây khoảng 20 – 30kg phân chuồng.
Khi cây ở giai đoạn phát triển thì bạn hãy bón khoảng 20kg phân chuồng mỗi cây, vào năm thứ 3 thì bạn sẽ tăng lên khoảng 30kg. Khi bón phân chuồng, bạn hãy canh bón vào trước mùa mưa và sau khi thu hoạch. Để trái ngọt thì bạn nên bón thêm 0,5kg phân kali vào năm thứ 3 trở đi nhé.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây na Thái không có nhiều sâu bệnh như một số giốn cây khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để sâu bệnh không hình thành và phát triển.
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần vệ sinh khu vườn thường xuyên, ngăn chặn sâu bệnh ngay từ đầu khi vừa mới xuất hiện. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa sâu bệnh nhưng chỉ sử dụng với lượng vừa phải, khi trái gần chín thì bạn sẽ ngưng không xịt thuốc nữa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây ăn quả lâu năm

Thu hoạch

Khi quả na Thái to tròn, các kẽ mắt đầy lên, mắt nở to thì bạn có thể tiến hành thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch, bạn hãy hái thật nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả na.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng na Thái đạt chuẩn năng suất cao. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trồng na Thái thành công nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.