...

Hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học tăng thu nhập “khủng”

Hồ tiêu là cây công nghiệp mang đến giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc trồng hồ tiêu gặp không ít khó khăn. Bà con phải đối phó với nhiều loại sâu, bệnh. Từ đó, không chỉ tốn kém nhiều chi phí mà tiêu không đảm bảo an toàn thực phẩm, gặp khó khăn trong việc xuất khẩu.
Để tăng cao chất lượng tiêu và tiết kiệm chi phí trồng, mô hình trồng tiêu sinh học được khuyến cáo bà con áp dụng.
So với các phương pháp khác, với những hồ tiêu áp dụng mô hình trồng tiêu sinh học, chúng ta đều thấy rằng, hiệu quả tăng cao, thu nhập bà con được tăng cao đáng kể nhờ tiết kiệm chi phí tối ưu. Hơn cả thế, tiêu được trồng theo mô hình này sẽ được xuất khẩu với giá cao hơn.
Vậy mô hình trồng như thế nào? Bà con cùng xem hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học được chia sẻ dưới đây nhé!

Mô hình trồng tiêu sinh học:

Khác với mô hình hữu cơ hoàn toàn, mô hình trồng tiêu sinh học không đòi hỏi quá khắt khe. Mà tập trung hướng đến chất lượng, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.
Như chúng ta đã biết, việc trồng tiêu truyền thống lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích, thuốc điều hòa sinh trưởng,… Cách trồng này gây đến hiệu quả nghiêm trọng như: ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước, phát sinh nhiều dịch bệnh, chất lượng tiêu suy giảm.
Với mô hình trồng tiêu sinh học, tiêu được khuyến cứu, không được sử dụng nhiều các loại hóa chất nông nghiệp. Thay vào đó là phải sử dụng hài hòa, phù hợp các chất hữu cơ và vô cơ. Cùng với đó là các yếu tố sinh học và phi sinh học.
Ngoài ra, khi trồng theo mô hình trồng tiêu sinh học, bà con cần áp dụng đồng bộ các kỹ thuật sau:

1.  Yêu cầu đất trồng và giống:

Đất trồng tiêu theo mô hình sinh học phải đảm bảo phù hợp. Đặc biệt, đất phải sạch, không bị nhiễm bất kì loại sâu bệnh nào.
Trường hợp nếu đất bị nhiễm sâu bệnh, bà con cần phải cải tạo, luân canh nhiều năm mới bắt đầu trồng tiêu.
Với giống, bạn cần phải đảm bảo giống sạch bệnh tuyệt đối. Đồng thời, khả năng sinh trưởng, phát triển của giống phải tốt.

Xem thêm: Các mô hình trồng cà phê xen tiêu ở miền Bắc mang lại nguồn thu nhập cao

2. Chọn trụ tiêu:

Khi áp dụng mô hình trồng trồng tiêu sinh học, bà con cần chọn trụ sống để làm trụ tiêu. Bởi cây tiêu rất ưa ánh sáng tán xạ, trụ sống sẽ đảm bảo được yêu cầu đó thay vì ánh nắng gắt.
Trụ sống sẽ được trồng với mật độ 1.600 trụ/1 ha, tức khoảng cách 2,5×2,5m. Mô hình sinh học khuyến cáo trồng thưa bởi với khoảng cách thưa sẽ giúp quản lý cây trồng và sâu bệnh tốt hơn. Đồng thời, trồng thưa còn giúp hạn chế lây lan sâu bệnh.

Chăm sóc hồ tiêu theo mô hình sinh học:

1. Tưới nước:

Khi trồng theo mô hình sinh học, bà con cần phải đặc biệt quản lý hệ thống thoát nước, tiêu nước tốt, tuyệt đối không được để tiêu ngập úng. Đặc biệt là không được để ngập úng ở gốc tiêu vào mùa mưa.

2. Làm cỏ:

Bà con chỉ nên làm sạch cỏ trong gốc, không được làm cỏ trắng. Riêng ở giữa các hàng tiêu thì bà con hãy trồng tiêu che phủ đất. Hoặc bà con cũng có thể giữ lại cỏ, nhưng chỉ ở mức cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.
Việc giữ lại thảm cỏ ở giữa các hàng tiêu sẽ giúp đa dạng sinh học trong vườn tiêu. Đồng thời việc này còn giúp hạn chế lây lan các sâu bệnh nguy hiểm trong vườn.

3. Bón phân:

Như đã nói ở trên, mô hình trồng tiêu sinh học khuyến kích sử dụng thường xuyên các chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh đối kháng. Bởi các chế phẩm này giúp phòng trừ sâu bệnh trên cây rất hiệu quả.
Tuyệt đối hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, không được phun thuốc theo đinh kỳ như phương pháp truyền thống, chỉ nên phun khi thật sự cần thiết.
Khi bón phân, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ. Đồng thời kết hợp bón phân khoáng sao cho thật cân đối về đa, trung, vi lượng. Chỉ có như thế mới đảm bảo năng suất ổn định và chất lượng cao.

Hiệu quả mang lại từ mô hình trồng tiêu sinh học:

So với phương pháp trồng tiêu truyền thống, mô hình trồng tiêu sinh học mang đến rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

  • Hạn chế sâu bệnh nguy hiểm phát triển và lây lan.
  • Đảm bảo năng suất ổn định và bền vững.
  • Bảo vệ môi trường, nước và đất.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng tiêu xuất khẩu.
  • Tiết kiệm chi phí cho mùa vụ trồng.
  • Tăng cao thu nhập cho bà con.

Hiện nay, đã có nhiều bà con áp dụng mô hình trồng tiêu sinh học và đánh giá cao về hiệu quả cũng như lợi ích mô hình này mang lại.
Như vậy, trên đây là những hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bà con trồng tiêu sinh học đạt kết quả tốt nhất. Chúc bà con thành công!
Chia sẻ, hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học hiệu quả, tăng cao thu nhập. Những lợi ích “khủng” từ mô hình trồng tiêu sinh học mang lại có thể bạn chưa biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.