Hướng dẫn trồng cây đậu bắp năng suất cao

Đậu bắp là loại thực phẩm có mặt ở hầu hết các địa phương ở Việt Nam. Đậu bắp rất dễ trồng và là món ăn đa năng như nấu,  xào, luộc hoặc dùng để ăn kèm cùng các món nướng đều rất hấp dẫn. Chúng ta hãy tìm hiểu cách trồng cây đậu bắp như thế nào nha!
Đôi nét về cây đậu bắp
Đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây, bắp còi hay gôm. Đậu bắp sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vì vậy đậu bắp rất thích hợp trồng ở nước ta tuy nhiên cây được trồng nhiều hơn tại miền Nam.
Trong quả đậu bắp có chứa nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin B1, vitamin C,  và nhiều khoáng chất như: Canxi, Kali, Magie, chất xơ…là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đậu bắp có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, ngừa táo bón và mỡ trong máu và các bệnh về đường tiết niệu. Vì vậy, đậu bắp không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng nó đã trở thành thực phẩm thông dụng trong mỗi gia đình. Nếu bạn muốn có loại đậu bắp sạch hãy tham khảo hướng dẫn trồng cây đậu bắp đưới đây để có thể trồng cho gia đình mình bạn nhé!

Xem thêm: Chia sẻ công nghệ trồng rau thủy canh chi tiết từ A – Z

Hướng dẫn trồng cây đầu bắp
Muốn trồng cây đậu bắp có hiệu quả khâu trước tiên ta phải chọn giống đậu bắp. Ta hãy tìm hiểu cách chọn giống
Giống: Trên thị trường hiện nay có các loại giống trong và ngoài nước như: ĐB1 VN1; TN 75 trong nước sản xuất hoặc giống nhập nội như:  Lionseeds của Ấn Độ, Jubilee 047; Đài Loan và giống đậu bắp của Nhật Bản.
Nếu bạn đã chọn được một loại giống thích hợp bước tiếp theo là cần quan tâm đến thời vụ trồng trong năm của cây đậu bắp, xem cây trồng trong thời gian nào sẽ cho năng suất cao nhất.
Thời vụ trồng đậu bắp cho nắng suất cao nhất: Đậu bắp có thể trồng quanh năm tuy nhiên muốn cây cho nắng suất hiệu quả nhất bạn cần quan tâm đến 02 vụ chính trong năm:
– Vụ Xuân: Gieo hạt từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.
– Vụ Đông Xuân: Gieo hạt vào những ngày cưới tháng 7 đầu tháng 8 thì sẽ thu hoạch trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Tiếp theo là khâu làm đất. Khâu làm đất cũng không kém phần quan trọng vì cây sinh trưởng có tốt hay không là nhờ khâu làm đất ban đầu.
Làm đất: Cây đậu bắp thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ đến đất thịt trung bình, độ pH của đất từ 5.5 – 6.8; có thể được trộn thêm vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân cá, trùn quế,… để tăng thêm dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên nên chú ý chọn nơi có khả năng thoát nước tốt và phải chủ động được nguồn nước tưới để đảm bảo cây không bị ngập úng hay thiếu nước.
Trước khi gieo hạt, đất cần được cày bừa kỹ (nếu trồng trên đất ruộng), làm cỏ, lên luống và mặt luống được san phẳng. Khi làm luống, rộng 1.4 – 1.5m, mặt luống rộng 1.1 – 1.2 m, chiều cao luống 25 – 30 cm. Mỗi luống cách nhau 70 – 80cm, khi trồng mỗi cây cách nhau 40 cm hoặc gieo theo hốc, sau có thể để lại 1 cây như khoảng cách trồng đậu bắp theo hàng.

Xem thêm: Các kỹ thuật trồng rau cơ bản bạn cần biết

Các khâu chuẩn bị về giống, chọn thời vụ, đất trồng và cuối cùng là khâu gieo trồng.
* Cách trồng: Có 02 cách trồng trồng từ hạt đem gieo hoặc có thể trồng từ cây con.
Gieo hạt: Trước khi gieo hạt giống, cần ủ trước cho hạt giống nứt mầm sau đó trộn với thuốc sát trùng để tránh cho côn trùng phá hoại hạt mầm. Mỗi hốc có thể gieo 2 hạt, sau này chọn lại 1 cây khoẻ mạnh phát triển tốt hơn; khi gieo hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt khoảng 1cm. Đất trồng 1000m2 cần gieo 2 -3 kg hạt giống.
Sau khi gieo hạt xong, phải tưới nước thường xuyên sáng và chiều để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Trồng bằng cây con: hạt giống được đem đi ươm trong trong khay đất luôn được kiểm soát độ ẩm. Sau khoảng 2 – 3 ngày thì hạt giống sẽ nảy mầm. Cây con được 7 – 10 ngày tuổi, cây đạt chiều cao 5 – 10 cm thì chọn ra những cây tốt nhất để trồng. Trồng theo cách này tỉ lệ sống của cây sẽ cao hơn.
Khi trồng muốn cây cho năng suất tuyệt đối bạn cần quan tâm khâu chăm sóc cây.
* Chăm sóc cây: Hằng ngày tưới nước 2 lần sáng sớm và chiều tối. Luôn theo dõi độ ẩm đất 80 – 85% trong suốt quá trình thu hái quả.
Khi cây đậu bắp có từ 2- 3 lá thì thì tiến hành làm cỏ, xới đất, vun gốc.
Quá trình bón thúc được chia ra làm 3 lần:
Bón thúc lần đầu: khi cây có 2 lá thật lức này ta nên pha phân  với nước sau đó tưới vào gốc cây. Bón thúc lần 2 khi cây sinh trưởng khoảng 5 lá. Thúc lần 3 khi cây ra hoa rộ, lúc này ta dùng phân bón trực tiếp vào gốc và dùng tưới nước cho phân tan ra.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất

Phòng trừ sâu bệnh hại
Cần chủ động phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại như: rầy, bọ xít, sâu đục quả, rệp, bệnh thán thư… để giữ năng suất, chất lượng đậu đạt hiệu quả cao và ổn định.
Khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì, lưu ý đảm bảo thời gian cách ly tránh dư lượng thuốc trên sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.