Hướng dẫn trồng cây tiêu ở miền Bắc cho năng suất cao

Việt Nam là nước đứng Top đầu thế giới về sản lượng tiêu xuất khẩu. Hàng năm, lượng tiêu xuất khẩu qua các nước rất nhiều từ các miền ở Việt Nam. Trong đó, miền Bắc được xem là nơi đang tập trung tăng cao sản lượng tiêu.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sản lượng tiêu tại miền Bắc lại giảm đáng kể. Trong khi đó, giá tiêu lại ngày càng tăng. Đây là vấn đề mà bà con miền Bắc lo lắng, tìm cách giải quyết.
Vậy làm thế nào để tăng cao năng suất tiêu tại miền Bắc. Bà con hãy tham khảo hướng dẫn trồng cây tiêu ở miền Bắc cho năng suất cao dưới đây nhé!

Đặc điểm đất đai, khí hậu miền Bắc

Địa hình miền Bắc khá đa dạng và phức tạp với đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa, bờ biển. Khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng, đặc biệt là đồng bằng Sông Hồng.
Miền Bắc đa số có nhiều ô trũng và đầm lầy. Do đó, khi trồng tiêu tại Miền Bắc, bà con cần lựa chọn vùng địa hình có độ dốc, không nhiều đầm lầy và không bị ngập úng nước.
Thổ nhưỡng miền Bắc cũng được xem là một cơ hội lớn. Diện tích vùng đất nông nghiệp có khoảng 760.000 ha. Tron đó, có tới khoảng 70% là đất phù sa màu mỡ. Đây là một ưu điểm lớn, đất phù sa màu mỡ sẽ là điều kiện tốt để cây tiêu cho khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Về khí hậu, miền Bắc thuộc khí hậu cận nhiệt đới ẩm, vào mùa hè thì nóng ẩm và mùa đông thì lạnh và khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam hàng năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây khoảng tầm 25 ºC, lượng mưa trung bình dao động từ 1.700 mm đến 2.400 mm. Với lượng mưa và nhiệt độ này, rất thích hợp để trồng tiêu.
Như vậy, miền Bắc có lợi thế về cả đất đai và thời tiết. Việc còn lại để năng suất tiêu tăng cao là áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Hướng dẫn cách trồng tiêu ở miền Bắc

Chọn giống tiêu:

Một số loại giống tiêu được bà con sử dụng phổ biến như: Vĩnh Linh, tiêu Sẻ, tiêu Ấn Độ,… Thông thường, giống tiêu Ấn Độ và Vĩnh Linh được lựa chọn nhiều nhất.
Khi lựa chọn giống tiêu, bà con cần đảm bảo:

  • Giống tiêu khỏe, không được nhiễm sâu bệnh, dịch hại.
  • Nên chọn giống tiêu lươn hoặc tiêu ác.
  • Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Nếu mua giống cây ươm trong bầu thì giống phải trồng từ 4 – 6 tháng.
  • Tiêu giống được trồng từ vùng đất xạch bệnh.

Bà con có thể chọn mua tiêu giống tại những cơ sở cung cấp cây giống uy tín, đáng tin tưởng hoặc tự nhân giống tiêu tại nhà.

Chọn trụ tiêu:

Cũng như ở những nơi khác, cây tiêu được trồng ở miền Bắc cũng có thể trồng trên 2 loại trụ: trụ sống và trụ chết.
Điều kiện:
+ Trụ chết: Có thể chọn cọc gỗ, cọc bê tông,… Đường kính trụ khoảng 20 – 25 cm và cao cách đất khoảng 3-4 m. Trụ chết sẽ được trồng với khoảng cách 2*2.5 m hoặc 2.5m*2.5m.
+ Trụ sống: Cây được chọn làm trụ sống phải là cây lâu năm, sinh trưởng mạnh, không thay vỏ, ít bị sâu bệnh. Chẳng hạn như: cây muồng đen, cây lồng mức, keo đậu,… Khoảng cách trồng trụ sống là 2.5*3m. Với cây trụ sống, bà con cần trồng trước 1 – 2 năm trước khi bắt đầu trồng tiêu.

Xem thêm: Hướng dẫn mô hình trồng tiêu sinh học tăng thu nhập “khủng”

Trồng tiêu:

+ Đào hố trồng tiêu:
Hố sẽ được đào với khoảng cách như đã nói trên. Kích thước mỗi hố sẽ là 40*40*50cm. Nếu trồng đôi thì bạn có thể đào với kích thước 60*60*50cm.
+ Bón lót:
Mỗi trụ tiêu sau khi đào sẽ được bón lót với 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân và 0,2-0,3kg vôi bột. Tất cả sẽ được trộn đều với lớp đất mặt và lấp xuống hố.
Lưu ý, trước khi trồng, bà con cần xử lý đất trong hố với 0,1% Confidor 100SL hoặc 20-30g/hố Basudin.
+ Trồng tiêu:
Bầu tiêu sẽ được cắt bỏ và đặt nhẹ nhàng vào hố với hướng nghiêng về phía trụ tiêu. Nếu có thể, bà con hãy trồng đọt tiêu chạm vào trụ tiêu sẽ càng tốt.
Lưu ý, không được đặt bầu quá cao hoặc quá thấp với mặt hố. Đặt bầu ngang với mặt hố và lấp đất chặt lại. Sau đó dùng rơm chi gốc cây tiêu con.

Chăm sóc cây tiêu

Che bóng tiêu con:

Cây tiêu con mới trồng sẽ được che bóng bằng giàn che, hoặc cũng có thể che bằng tấm liếp. việc này có mục đích bảo vệ tiêu con khỏi bị cháy nắng và mất nước.

Làm sạch cỏ, xới xáo:

Cỏ là kẻ thù của các loại cây trồng, bởi chúng sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với tiêu. Do đó, bạn hãy làm sạch cỏ. Lưu ý, chỉ được dùng tay để nhỏ cỏ, không được dùng thuốc diệt cỏ nhé.
Xới xáo sẽ được thực hiện cách gốc cây 50 – 60cm để tránh làm hại gốc tiêu. Đặc biệt, không nên xới xáo vào mùa mưa, dễ làm sâu bệnh xâm nhập.

Tưới nước và chống úng:

Vào mùa nắng,  bà con cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ được tưới lượng nước vừa đủ. Không nên tưới quá nhiều, quá thừa nước gây ngập úng.
Vào mùa mưa, cần làm hệ thống thoáng nước tốt để tránh ngập úng, gây chết cây tiêu.
Sau khi thu hoạch tiêu, chỉ được tưới nước khi thật sự cần thiết, chỉ tưới để chống khô hạn, tưới đủ để cây tiêu sống, không được tưới thường xuyên.

Bón phân:

Phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết để tiêu phát triển tốt nhất. Liều lượng bón hàng năm là 30-40m3/ha.
Khi miền Bắc bước vào mùa mưa, bạn hãy đào rãnh bón phân hữu cơ đã hoại hoàn toàn và lấp mặt đất lại. Rãnh sẽ đàp dạng cành khăn xung quanh gốc tiêu với độ sâu từ 5 – 10cm và rộng 15 – 20cm. Tuyệt đối không được làm tổn thương bộ rễ khi đào.
Phân khoáng: Có thể là phân NPK đầu trâu, bón theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu để tiêu phát triển và sinh trưởng tốt.
Như vậy, cách trồng tiêu ở miền Bắc cũng tương tự như những nơi khác. Thời tiết và khí hậu miền Bắc cũng khá phù hợp để tiêu phát triển. Hy vọng hướng dẫn trồng cây tiêu ở miền Bắc trên giúp bà con thu được kết quả tốt nhất. Chúc bà con thành công!
Chia sẻ, hướng dẫn trồng cây tiêu ở miền Bắc thu hoạch năng suất cao gấp 3 lần hiện tại. Những lưu ý khi trồng tiêu tại miền Bắc bạn cần biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.