Hướng dẫn trồng cây vải thiều đạt chuẩn với năng suất cực cao

Vải thiều là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Loại cây này được trồng nhiều ở các tình miền Bắc với giá trị kinh tế rất cao. Việc trồng vải thiều cũng không quá phức tạp nhưng để đạt được năng suất cao và chất lượng cần phải thực hiện đúng kỹ thuật.
Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh xin hướng dẫn bạn các trồng cây vải thiều đạt chuẩn, thu hoạch với năng suất cực cao. Bạn hãy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

1.  Lựa chọn đất trồng:

Cây vải thiều có thể trồng được trên rất nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng.
  • Tầng canh tác đất dày.
  • Đất có độ dốc dưới 25 độ.
  • Không bị xói mòn.

Cây vải không chịu được ngập úng nên bạn cần chọn vùng đất có khả năng thoát nước tốt, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Đồng thời, nên chọn vùng đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Bật mí kỹ thuật trồng cây ăn quả ở miền Bắc chuẩn A-Z

2.  Lựa chọn cây giống:

Để cây vải thiều cho năng suất cao và chất lượng, bạn cần chọn cây giống đạt chuẩn với các yêu cầu như sau:

  • Cây giống có kích thước tối thiểu 10 x 22 cm tương ứng với đường kính và chiều cao.
  • Tại các vị trí cành ghép và gốc ghép phải phát triển đều, liền mạch.
  • Vết ghép đã được tháo bỏ dây ghép.
  • Có dấu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Không bị bất kỳ loại sâu bệnh nào.
  • Cây giống đã mọc từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.

3.  Thời vụ và mật độ trồng:

Cây vải thiều thường được trồng vào vụ thu và xuân. Tức là vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9 hằng năm. Khoảng cách trồng thích hợp nhất để vải thiều phát triển tốt là 6 x 4m, tương ứng với mật độ 400 cây/ha.

4.  Chuẩn bị hố trồng:

Bạn hãy đào hố trồng với độ sâu 70cm và rộng từ 70 – 80cm. Nếu đất đồi dốc thì bạn nên đào với độ sâu 80 – 100cm và rộng từ 70 – 80cm. Đất trồng sẽ được lên luống trước khi trồng để làm tăng khả năng thoát nước cho vải thiều sau này.

5.  Cách trồng cây cải thiều:

Bạn hãy bới một lỗ nhỏ vừa đủ ở giữa các hố, sau đó, tháo bỏ bao nilon của bầu cây và nhẹ nhàng đặt cây giống xuống dưới. Sau đó, bạn hãy lấp đất lại và nén chặt mặt đất xung quanh gốc cây.
Sau khi trồng xong, bạn hãy dùng cọc cắm ngay gốc cây để tránh tình trạng lung lay gốc, không làm hư rễ và chết cây vải thiều.

Xem thêm: Cách trồng vải thiều bằng hạt năng suất cao và bền vững

6.  Chăm sóc cây vải thiều sau khi trồng:

·    Tưới nước

Bạn cần tưới nước cho cây vải thiều sau khi cây vừa trồng xong. Sau đó, bạn hãy tưới nước thường xuyên theo đinh kỳ để đảm bảo giữ ẩm cho cây. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo giữ ẩm cho cây tối thiểu 60%. Nếu cây vải thiều thiếu nước sẽ dễ bị rối loạn quá trình thụ phấn, dẫn đến ít đậu quả, năng suất thấp.

·    Bón phân

Ngoài phân vi lượng thì bạn cần bổ sung các yếu tố vi lượng cho vải thiều. Sau khi tưới nước đủ ẩm cho cây trồng, bạn hãy bón phân theo tỷ lệ 30% lân + 25% đạm + 25% kali.
Tất cả lượng phân cần bón đều vào các hốc cây. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, bạn cần điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp nhất.

cắt tỉa cây vải

·   Phòng trừ sâu bệnh

Vải thiều thường xuất hiện các loại bọ xít non và rệp hại hoa quả. Bạn hãy kiểm tra cây vải thường xuyên và khắc phục ngay khi nhìn thấy dấu hiệu xuất hiện của sây bệnh.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa, Actara, Trebon, Pegasus, Ortur, Danitol,… để phun cho cây trồng. Bạn nên phun đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì của thuốc trừ sau. Lưu ý, bạn không được phun thuốc trừ sâu cho cây vải thiều trước thời gian thu hoạch từ 10 – 15 ngày.

Xem thêm: Vải không hạt của Nhật có gì đặc biệt? Cách trồng như thế nào?

7.  Thu hoạch

Khi vải thiều đạt đến độ chín sinh lý thì bạn nên thu hoạch để chất lượng vải được thơm ngon nhất. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là sáng sớm và chiều mát để không gây mất nước quả vải vì bị ảnh hưởng của ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Vải thiều sẽ được thu hoạch bằng cách dùng kéo sắc bén cắt các cành và đựng nhẹ nhàng trong các giỏ thông thoáng. Sau đó, bảo quản vải cẩn thận với điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Trên đây là toàn bộ chi tiết về cách trồng cây vải thiều đạt chuẩn. Hy vọng với những chia sẻ trên của Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng cây vải thiều, thành công và đạt năng suất cao nhất nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.