Kinh nghiệm trồng quýt trong chậu hiệu quả cao

Quýt là loại cây dễ thu hoạch nhưng rất khó trồng, nói đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật cao trong quá trình chăm sóc mới có thể đạt được hiệu quả tốt. Thế mà, người nông dân Việt Nam không những thu được lợi nhuận hàng trăm triệu mỗi năm nhờ vào vườn quýt nhà mình mà ngày nay con số ấy còn tăng lên gấp nhiều lần khi mô hình trồng quýt trong chậu kiểng xuất hiện. Vậy điểm khác nhau giữa trồng quýt trong chậu và ngoài vườn thế nào, lợi ích của mô hình trồng quýt trong chậu là gì? Cùng maynongnghiepxanh.vn chia sẻ kinh nghiệm trồng quýt trong chậu sao cho đạt hiệu quả cao nhé.

Giá trị của cây quýt

Cây quýt là loại cây ăn trái quen thuộc ở Việt Nam, quýt có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ. Thân cây gỗ có gai, tán lá nhỏ có mùi thơm dịu nhẹ, màu hoa hồng nhạc đẹp mắt, quả có múi mọng nước.
Giá trị của cây quýt được đánh giá khá cao nhờ vào những đặc điểm sao:
–     Đối với nhà nông: Quýt cho sản lượng khá cao và lợi nhuận thu về mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ vào giá trị của cây quýt, thậm chí hàng tỷ đồng cho sự phát triển của mô hình trồng quýt trong chậu ngày nay.
–     Đối với người tiêu dùng: Quả quýt có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, đặc biệt chúng chứa rất nhiều Vitamin C tốt cho sức khỏe con người. Quýt có thể dùng để làm quà, chưng trên mâm ngũ quả ngày tết,… đây là món ăn hằng ngày không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng mỗi gia đình. Đặc biệt, toàn bộ cây quýt đều có vị thuốc trong đông y, từ thân cây, lá cây đến võ quýt, chúng dường như rất thường xuyên xuất hiện trong các vị thuốc chữa bệnh được người dân xem trọng.

Xem thêm: Chia sẻ cách trồng và chăm sóc quýt hồng của người dân Đồng Tháp

Sự khác nhau giữa trồng quýt trong chậu và vườn tự nhiên

Mô hình trồng quýt trong chậu đòi hỏi người trồng phải đầu tư rất nhiều từ công sức đến kinh phí để mua chậu và các dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Thay vì, chỉ thực hiện tốt các thao tác trồng và chăm sóc, tưới tiêu như mô hình trồng quýt ngoài vườn tự nhiên, trồng quýt trong chậu cần đến sự tỉ mỉ trong tỉa cành tạo dáng cho cây làm sao cho đẹp mắt, thu hút người mua. Có thể nói mô hình trồng quýt trong chậu thiên về cây cảnh ngày tết nhiều hơn là ăn quả vì hầu như lợi nhuận thu vào hiệu quả khi chậu quýt được trồng đẹp mắt, quýt sai quả, đều màu và được người dùng mua để chưng trong những ngày tết.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng quýt trong chậu của người dân Lai Vung

1. Kinh nghiệm chọn và chăm sóc cây giống

Theo chia sẻ của người dân vùng quýt Lai Vung, để trồng được một cây quýt trong chậu đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt từ khâu chọn giống. Cây con được nhân giống từ những cây quýt trưởng thành và có hiệu quả năng suất trước đó, được chăm sóc và quan sát tình hình sinh trưởng ngoài khu vực nhân giống hơn 30 tháng cho cây cứng cáp mới được phép cho vào mô hình chậu kiểng. Lưu ý quan trọng nhất là mức độ thành công để cây quýt sống trong chậu rất khó vì thế phải thật sự nghiêm túc và đầu tư giống cũng như dụng cụ hổ trợ kỹ thuật trồng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

2. Kinh nghiệm tạo hình cho cây quýt đẹp mắt

Quá trình tạo hình cho cây quýt phải dựa trên những nguyên tắc nhất định để thu hút người mua mang lại lợi nhuận cao.
Hình dáng của cây phải cân đối, đòi hỏi chúng ta phải có kỹ thuật cắt tỉa và chống chỏi khi cây đang phát triển. Hãy quan sát thật kỹ sự vươn lên từng ngày của các cành cây và chủ động sắp xếp chúng theo hình bóng cây để chúng có thể phát triển tự nhiên với hình dáng cân đối hoàn hảo. Thân khỏe làm trụ thường xuyên cắt đọt để thân càng ngày càng to ra nhưng vẫn giữ được chiều cao cân  đối. Thân cây phải cân đối dần từ góc và hẹp dần lên ngọn với kỹ thuật cắt tỉa cành xung quanh theo một chiều nhất định không cho ngọn cây vượt quá giới hạn hình dáng của cây quýt đã được cắt tỉa trước đó.
Lưu ý, tạo hình cho cây quýt trồng trong chậu khó hơn rất nhiều so với cây các giống hoa kiểng khác vì không những phải có kỹ thuật tạo hình thành công cho dáng cây còn phải tính toán thật tỉ mỉ để sau khi làm trái, chúng cũng phải phát triển theo hình dáng của thân cây thế mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Kinh nghiệm thay đất và bổ sung dinh dưỡng cho cây quýt trong chậu

Không giống như môi trường tự nhiên, lượng đất dành cho cây quýt trồng trong chậu rất giới hạn vì thế chúng ta cần quan sát tình trạng của cây để kịp thời thay đất hay bổ sung dinh dưỡng cho đất để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây quýt.
Khi đất bị thiếu dinh dưỡng, cây quýt sẽ héo dần, lá rủ xuống và ngả dần sang màu vàng, đọt cây ốm và không phát triển nữa, rể bắt đầu tìm đến mặt chậu thậm chí vươn thẳng ra ngoài để tìm đất mới. Đừng để những đặc điểm này trở nên trầm trọng hơn hãy thay đất và cung cấp ngay dinh dưỡng cho cây quýt trong chậu.
Tưới nước thật nhiều vào chậu cho đất thật nhão, sau đó dùng xẻn nhẹ nhàng xắn xung quanh vùng đất ven chậu để ý đến rễ chính của cây không lai cây quá mạnh làm dập rể. Sau đó nghiên chậu từ từ cho nhẹ phần đất qua sử dụng rời khỏi chậu. Cứ thao tác liên tục cho đến khi phần đất trong chậu vơi đi chỉ còn lại ¼ bám vào sát rễ chính của cây. Cuối cùng hãy cho đất mới bổ sung vào những chỗ đã khuyết tưới nước và chăm sóc để cây tươi tắn trở lại sau 2 ngày thay đất.
Lưu ý: Thường xuyên quan sát cây quýt trong chậu sau khi thay đất để nhận định là cây thật sự thích nghi và phát triển tốt trên nền đất mới, đồng thời đất mới có nhiều dinh dưỡng nên chú ý nhổ cỏ và cây mọc dại tránh ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cây quýt.
Cây quýt trồng trong chậu đặc biệt ở chỗ không cần trái nhiều nhưng trái phải đẹp mắt, chỉ cần mỗi cây tầm 25 đến 30 trái nhưng trái phải căng bóng, đều màu. Đặc điểm này được người mua đặc biệt yêu thích vì họ cho rằng khi chưng trong nhà một chậu quýt như thế vào ngày tết sẽ đem lại rất nhiều tài vượng cho các thành viên của gia đình, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi giàu trong năm tới. Hy vọng rằng những kinh nghiệm trồng quýt trong chậu được chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn thành công với mô hình trồng quýt trong chậu phục vụ năm mới sắp đến, chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.