Kỹ thuật trông bưởi cơ bản bạn cần biết

Cây bưởi là loài cây ăn trái phổ biến ở nước ta. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại bưởi như: bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi đào, bưởi Phúc Trạch,… Mỗi vùng đất sẽ trồng mỗi giống bưởi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cây bưởi khá dễ trồng và không đòi hỏi kỹ thuật trồng bưởi quá cao. Tuy nhiên, để có thể thu hoạch được tốt, sản lượng cao, bạn cần phải nắm được kỹ thuật trồng bưởi cơ bản nhất, theo kịp với mùa màng. Dưới đây là kỹ thuật trồng bưởi cơ bản bạn hãy tham khảo nhé.

Quy trình kỹ thuật trồng bưởi:

1.     Chọn đất và chọn giống:

1.1 Chọn đất trồng bưởi:

Cây bưởi sinh trưởng hầu như không kén đất. Tuy nhiên, để cây bưởi phát triển tươi tốt, đất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Đất phải thoát nước, không bị nhiễm mặn và giàu mùn và PH từ 5.5 – 6.5.
  • Đất có thành phần cơ giới: thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông.
  • Mực nước ngầm dưới 0,8m.
  • Đất canh tác dày từ 0,6m – 1m.
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình khá trở lên.

1.2 Chọn giống bưởi:

Bưởi có rất nhiều giống. Tùy vào khu vực và đất cạnh tác hay khả năng, bạn chọn giống bưởi phù hợp như: bưởi da xanh, bưởi năm roi,…
Tuy nhiên, khi chọn giống bưởi phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Giống cây bưởi được nhân bằng phương pháp ghép từ vườn cây đầu dòng, chắc chắn sạch bệnh virus.
  • Tuy nhiên có thể trồng bưởi từ nhánh chiết nhưng cần phải đảm bảo nhánh chiết không bị mang các mầm bệnh nguy hiểm như: Tristerza, Greening.
  • Giống không bị sâu bệnh như: ghẻ, loét, chảy mủ hay bị các loại sâu hại.
  • Giống phải được trồng trong túi bầu Polyme đen, cao từ 60cm trở lên (tính từ mắt ghép).
  • Bỗ rễ phải được phát triển tốt, khả năng sinh trưởng mạnh.

2.     Cách trồng cây bưởi:

Khi chọn giống bưởi xong, bạn bắt đầu vào giai đoạn trồng bưởi. Khi giống bưởi được chọn xong cần cắt bớt rễ, tỉa bớt lá già.
Sau đó bạn tiến hành trồng như sau

  • Đào hố với kích thước lớn hơn bầu cây giống một ít.
  • Dùng dao cắt bỏ phần đáy bầu và đặt bầu cây vào giữa hố. Đặt bầu cây nhô cao lên khoảng 2 – 3 cm, sau đó nén nhẹ đất, kéo bao nilon lên từ từ rồi lấp chặt đất lại ngang mặt bầu. Tiến hành tưới nước cho cây.
  • Để côn trùng không gây hại cho bộ rễ non cây bưởi, bạn hãy cắm cọc giữ cây và dùng thuốc Regent trộn đều với đất trong hố để khử trùng.

Xem: Kỹ thuật trồng nho từ A đến Z chất lượng nhất

Lưu ý:

  • Khi đặt cây phải xoay mắt ghép theo hướng chiều gió để tránh bị gãy nhánh. Với cây chiết cần đặt nằm nghiêng một góc 450º để cây phát triển cành mới. Khi thấy cành mới phát triển, bạn cần cắt bỏ nhánh ban đầu nằm song song hoặc nghiêng sát mặt đất của cây chiết.
  • Khoảng cách trồng cây bưởi thường là 5m x 5m với mật độ 400 cây/ha. Tùy theo vùng trồng bạn nên thay đổi mật độ cây trồng phù hợp.
  • Nếu bạn trồng xen cây ổi thì khoảng cách cây bưởi khoảng 4m x 6m với mất độ khoảng 35 cây/1000 m2.
  • Mùa vụ thích hợp nhất để trồng cây bưởi là vào mùa xuân và mùa thu. Vào các mùa này, cây bưởi sẽ phát triển sinh trưởng tốt hơn.

3.     Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi:

  • Làm cỏ, tưới nước:

Với cây bưởi, bạn cần tủ gốc để giữ ẩm vào mùa hè bằng rơm rạ khô. Lưu ý khu tủ phải cách gốc khoảng 20 cm để tránh phát triển cỏ dại và cung cấp dưỡng chất cho cây.
Trong giai đoạn cây bưởi phát triển, bạn cần trồng xen hoa màu để tránh tình trạng đất bị xói mòn và tăng cao thu nhập.
Khi cỏ phát triển mạnh mẽ, bạn cần cắt bớt cỏ để tránh tình trạng cỏ hút hết chất dinh dưỡng của cây bưởi. Qúa trình cắt cỏ có thể cắt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.
Bên cạnh đó, bạn cần tưới nước đầy đủ, nhất là giai đoạn trái phát triển. Vào mùa nắng cần thường xuyên tưới nước cây nưởi, vào mùa mưa cần làm mương cống để tiêu nước khi nước mưa phân bổ không đều, tránh ngập úng kéo dài dễ làm cây bưởi chết.

  • Cắt tỉa, tạo hình tán cây:

Để cây bưởi tiếp nhận được đầy đủ ánh sáng, duy trì chiều cao, bạn cần tạo tán. Ngoài ra, việc tạo tánh sẽ giúp cây chắc chắn, tránh đỗ ngã và gãy nhánh.
Bên cạnh đó, bạn cần tủa cành với cây có múi ( cây bưởi) để giúp cho cây có bộ khung khỏe mạnh. Việc tải cành cần tiến hành hàng năm. Sauk hi thu hoạch xong, bạn cần loại bỏ những loại cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành hư, cành đan chéo, cành nằm bên trong tán,…
Như vậy, kỹ thuật trồng bưởi cũng không quá phức tạp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng bưởi, tăng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế. Chúc bạn thành công.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.