Kỹ thuật trồng bưởi diễn cho năng suất cao

Bưởi diễn là một loại giống bưởi khá phổ biến ở nước ta. So với các giống bưởi khác thì bưởi diễn khá dễ trồng. Tuy nhiên, để cho năng suất cao thì không phải ai cũng biết. Nắm chắc kỹ thuật trồng bưởi diễn là bước rất quan trọng để quyết định đến năng suất thu hoạch của cây. Do đó, bạn hãy theo dõi kỹ thuật trồng bưởi diễn cho năng suất cao dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn

1.      Yêu cầu về chọn đất, thời vụ và giống

Trước khi bước vào kỹ thuật trồng bưởi diễn, bạn cần lựa chọn loại đất và giống bưởi phù hợp như sau:
Chọn đất:
Với giống bưởi diễn thì cũng không quá kén đất trồng. Tuy nhiên, để bưởi diễn có thể phát triển cho mùa màng tươi tốt và năng suất thu hoạch cao thì bạn nên chọn vùng đất thịt, màu mỡ là tốt nhất.
Đất thịt có thể là vùng đất bằng hoặc đất dốc. Đối với vùng đất bằng thì bạn hãy lên luống với kích thước dài 3m và rộng 20m.
Đối với vùng đất dốc, bạn cần thiết kế theo kiểu bậc thang để tránh tình trạng sói mòn. Những vùng đất mùa mưa thường bị ngập thì bạn nên đào các rạch nhỏ, sâu quanh vườn.
Ngoài ra, để cây bưởi diễn cho khả năng đậu quả cao, bạn nên chọn vùng đất chắn gió. Để thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, buôn bán, bạn cũng nên chọn đất gần đường, giao thông là tốt nhất.

Xem: Hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh không hạt sai quả

Thời vụ:
Bưởi diễn phù hợp trồng vào 2 vụ như:

  • Vụ vào mùa xuân: tháng 2, 3,4
  • Vụ vào thu đông: tháng 8, 9, 10

Chọn giống:
Một giống bưởi được gọi là chất lượng khi giống đó đáp ứng được yêu cầu về tính di truyền và khả năng chống chịu tốt. Bên cạnh đó, giống bưởi diễn cần phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Với cây bưởi chiết : Đường kính giống từ 1 – 1.5cm,  cao khoảng 60 – 80cm, có khoảng 2 – 3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng.
Vơi cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0.8 – 1cm, cành có chiều cao khoảng 25 – 30cm, giống khỏe mạnh và sạch sâu bệnh.

2.      Cách trồng bưởi diễn

Hố trồng bưởi diễn đạt chuẩn với kích thước là 40 x 40 x 40 cm. Tuy nhiên, kích thước này cũng có thể điều chỉnh tùy ý theo kích thước phù hợp với bầu đất của cây giống.
Mật độ trồng có thể là 4 x 5m hoặc 5 x 5m. Đối với trường hợp đất pha cát thì bà con có thể áp dụng mật độ 4 x 4 bởi đất này cho khả năng phát triển của cây kém hơn.
Sau khi hố trồng đã chuẩn bị xong, bạn cần bón phân lót vào hố như sau:

  • Bạn hãy bón 1.5 – 2kg phân chuồng hoặc 0.2 – 0.3kg phân hữu cơ tổng hợp NKP 16-16-8 để tăng độ màu cho đất. Lưu ý, phân cần phải ủ trước khi bón.
  • Bón lót 0.1kg phân vô cơ Supper lân để tăng khả năng chịu hạn cho cây bưởi diễn.
  • Bổ sung vôi bột trước 1 tuần bón phân vô cơ và hữu cơ để khử chua.

Lưu ý, bón phân lót đều tiến hành trước 15 ngày tiến hành ra giống.
Giờ đây là lúc bạn trồng cây giống vào, bạn hãy bóc vỏ bầu với cây ghép và cắt dây buộc bầu với cây chiết. Sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố, mặt bầu cần cao bằng mặt ụ sau đó nén đất chặt xung quanh bầu. Lưu ý, trong quá trình đặt bầu xuống không được làm vỡ bầu đất hay đứt rễ.
Sau khi đặt bầu xuống, bạn hãy cắm 3 cọc chéo buộc dây giữ cây rồi dùng mùn rác , cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới nước cho cây.
Cây xong khi trồng xong, bạn hãy tưới nước 2 lần/ngày, sáng và chiều mát, tránh tưới nước vào trưa nắng.

3.      Cách chăm sóc:

Bón phân:

Với kỹ thuật trồng bưởi diễn chất lượng, bạn cần bón 4 phia làm 4 đợt như sau:

  • Đầu mùa xuân vào tháng 2: bón lót 20kg phân hữu cơ tự nhiên, 120g đạm Ure và 44g Kali Clorua
  • Đầu mùa hạ tháng 5: bón 50g đạm và 30g Kali.
  • Đầu thu tháng 8: cần bón 50g đạm Ure và 30g Kali.
  • Đầu đông tháng 11: Cần bón 500g lân và 1kg vôi bột.

Bạn có thể tăng hay giảm lượng phân bón phù hợp, tùy vào khả năng phát triển của cây.

Tưới nước:
Tưới nước là bước không thể thiếu trong kỹ thuật trồng bưởi diễn cho năng suất cao. Bưởi diễn là loại cây ưa cạn nên bạn chỉ cần tưới nước vừa đủ để cây có thể phát triển tươi tốt.
Những thời điểm cần cấp nước cho cây bưởi diễn như:

  • Sau khi trồng cây giống xong.
  • Thời tiết nắng hạn vào mùa hè.
  • Mùa thu đông ít mưa.

Phòng trừ sâu bệnh:
Các bệnh thường gặp ở cây bưởi diễn như:  rệp sáp, sâu đục thân, vẻ bùa, các loại bệnh do vi nấm, tuyến trùng gây ra,…
Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi diễn là vô cùng cần thiết và cẩn thận. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sâu bệnh phát triển và sinh trưởng rất tốt. Do đó, bạn cần phòng trừ sâu bệnh ngay từ những năm đầu để giúp cây phát triển ổn định, không bị các di chứng ảnh hưởng về sau.
Như vậy, kỹ thuật trồng bưởi diễn cũng khá đơn giản. Rất mong với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng bưởi diễn cho năng suất cao. Chúc bạn thành công!
 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.