Kỹ thuật trồng bưởi phúc trạch

Nhắc đến Hương Khê – Hà Tĩnh, mọi người đều nghĩ đến hương vị thơm ngọt của trái bưởi Phúc Trạch. Đây là một loại quả quý hiếm và sản lượng hàng năm không có nhiều. Tuy nhiên, trồng bưởi Phúc Trạch mang đến hiệu quả kinh tế rất cao, tạo nguồn thu nhập cho bà con nơi mảnh đất này.
Gắn liền với dòng sông Ngàn Sâu đã tạo nên nét hương vị cho bưởi Phúc Trạch. Chỉ có nơi đây mới cho ra những quả bưởi với hương vị ngon nhất và chất lượng tốt nhất. Bưởi Phúc Trạch có vỏ ngoài màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, các tép bưởi bên trong giòn tan, thịt màu hồng nhạt hoặc trắng trong, mọng nước, khi ăn vào miệng sẽ có cảm giác chua chua, thanh thanh. Ai đã từng thưởng thức hương vị của nó sẽ rất khó quên, ngoài việc thưởng thức ra, nhiều người khi đến đây đều chọn quả bưởi Phúc Trạch làm quà phương xa. Bên cạnh đó, bưởi Phúc Trạch còn co rất nhiều vitamin, khoáng chất đa lượng, vi lượng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con trồng bưởi nơi đây, vậy kỹ thuật trồng bưởi Phúc Trạch như thế nào để luôn đảm bảo mùa bưởi cho chất lượng và sản lượng quả tốt nhất?
Thời vụ và mật độ trồng bưởi:
Được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm, bà con nơi đây thường chọn hai vụ mùa là vụ mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ mùa đông (từ tháng 8 đến tháng 10) để tiến hành trồng bưởi. Vì vào hai vụ mùa này, bưởi Phúc Trạch sẽ cho quả chất lượng cao và thơm ngon nhất.
Mật độ trồng phù hợp cho bưởi Phúc Trạch là khoảng 400 cây/ha, khoảng cách giữa hai cây là 5*5 mét.

Xem thêm: 5 bước để trồng bưởi da xanh sai quả và bền vững

Làm đất trồng cây:
Trước khi trồng cây, đất cần được cày bừa kĩ, làm sạch cỏ xung quanh. Đào hố để trồng ở nơi đất tốt có kích thước 80*80cm và chiều sâu là 60cm. Còn ở những nơi đất xấu đào hố có kích thước 60*60cm và chiều sâu là 50cm.
Cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoại mục khoảng 30-40kg, super lân khoảng 1 kg, vôi bột nhằm giúp giảm độ chua cho đất và tùy theo độ PH của đất.
Chọn giống cây để trồng:
Cũng giống như những cây khác thuộc họ hàng nhà bưởi hay những loại bưởi khác đều được trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính là chiếc cành hoặc ghép mắt. Những cây giống đạt chuẩn là những cây mẹ cho ba vụ mùa quả năng suất cao, phát triển tốt và cây giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật.
Chọn cành chiếc : chọn cành có đường kính 1.5-2 cm, khỏe mạnh, khả năng phát triển tốt, không bị sâu bệnh, có tuổi đời từ 16-18 tháng.
Chọn cây ghép: ta nên chọn những cây ghép có chiều cao chồi từ 35-40 cm, đường kính khoảng 1cm, chọn từ những cây to khỏe, không sâu bệnh và cho năng suất cao.

Xem thêm: Hướng dẫn mô hình trồng bưởi quế dương hiệu quả

Kỹ thuật trồng cây bưởi Phúc Trạch:
Đào hố trước khi trồng một tháng rồi tiến hành bón lót bằng cách trộn lượng phân như trên với lớp đất ở trên mặt, cho xuống đáy của hố. Sau đó, lấp đất thành u xung quanh so với mặt hố khoảng 20cm. Đào một lỗ 30*30cm giữa tâm hố. Sau đó, xé bao ngoài bầu cây rồi đặt nhẹ nhàng vào giữa tâm hố vừa đào, gạt đất nén chặt xung quanh. Dùng cọc và dây mềm để cố định xung quanh cây lại để tránh làm cây ngã, lung lay. Chú ý đặt tư thế của cây để sau này thân chính không bị nghiêng, tán lá phát triển thuận lợi. Dùng mùn rác, cỏ khô để phủ kín gốc rồi tiến hành tưới nước sao cho đủ ẩm.
Kỹ thuật chăm sóc cho bưởi Phúc Trạch:
Tưới nước cho cây: cần tưới nước cung cấp đủ độ ẩm cho cây vào những ngày nắng hạn vì cây còn nhỏ, bộ rễ chưa ăn sâu vào đất, khả năng chống chịu kém. Vào mùa mưa, cần thoát nước cho vườn cây để tránh tình trạng ngập úng làm tổn hại đến rễ và sự phát triển của cây.
Làm cỏ, cắt tỉa, tạo hình: vệ sinh vườn trồng, dọn sạch cỏ tránh trường hợp cỏ xâm lấn, hút hết chất dinh dưỡng của cây, cắt tỉa tạo tán, tạo hình cho tán cây phát triển cân đối, đều, đẹp.
Bón phân cho cây: cần bón thúc cho cây vào từng thời điểm hằng năm. Theo số lượng phân bón như sau: 30kg phân chuồng hoại mục; 1kg phân lân; 0.5-0.6 kg đạm ure; 0.3 kg kali.
Bón lót: sau khi thu hoạch quả: 100% (phân chuồng + phân lân + vôi) + 20% kali + 10 đạm ure.
Chia làm ba lần bón thúc:
Bón thúc lần 1: vào tháng 1 và tháng 2: 30% kali + 30% đạm.
Bón thúc lần 2: vào tháng 4: 25% kali + 25% đạm.
Bón thúc lần 3: vào tháng 6: toàn bộ lượng phân còn lại.

Xem thêm: Share cách trồng bưởi Phúc Trạch tăng năng suất gấp 5 lần

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bưởi Phúc Trach:
Các bệnh thường xuất hiện ở cây bưởi Phúc Trạch là do một số loại sâu bệnh phá hoại như bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện hại, bệnh chảy gôm, bệnh đốm đen,…Người trồng cần sử dụng một số loại thuốc và chế phẩm sinh học giúp ngăn chặn, phòng tránh và diệt sâu, bệnh hại một cách tối đa để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.