Kỹ thuật trồng cà phê ở tây nguyên

đến mọi miền đất nước và cả nước ngoài, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nơi đây. Bài viết này sẽ mang đến cho quý đọc giả kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên.
Tại sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có đất bazan với tầng phong hóa sâu, giàu nguồn dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn phân bố tập trung tại những mặt bằng rộng lớn giúp hình thành những nông trường và vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước.
Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt là điều kiện tốt nhất để cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản. Cùng với đó là lượng mưa tương đối ổn định, nước ở nhiều sông, hồ và nguồn nước ngầm mang lại giá trị thủy lợi to lớn cho việc trồng cà phê.
Độ cao địa hình Tây Nguyên là một nhân tố tạo nên sự khác biệt với những nơi khác. Có sự phân hóa rõ rệt ở những tầng độ cao từ 400 mét đến 1000 mét. Trên những cao nguyên có độ cao dưới 500 mét có khí hậu nhiệt đới thích hợp trồng cây cà phê vối. Trên 1000 mét có khí hậu ôn đới thích hợp trồng cà phê chè.
Ở Tây Nguyên có nguồn nhân lực lao động dồi dào từ các vùng trong cả nước.
Luôn cố gắng trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản cà phê của người dân nơi đây ngày một nâng cao.

Xem thêm: Phát hiện kỹ thuật trồng tiêu xen cà phê hiệu quả số 1 hiện nay

Thời vụ trồng cà phê ở Tây Nguyên
Thời vụ thích hợp nhất để trồng cà phê là vào thời điểm đầu mùa mưa (15/5 đến 15/8 hằng năm).
Đất trồng cà phê
Là loại cây không kén đất, nhưng với đất bazan giàu nguồn dinh dưỡng ở Tây Nguyên giúp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt.
Đất trồng phải được cày bừa kỹ càng, tơi xốp, có độ thoát nước tốt, độ PH từ 5-7 là thích hợp, tầng canh tác từ 0.8-1 mét. Đối với đất đã trồng cà phê lâu năm, bị sâu bệnh cần cải tạo đất bằng cách cày bừa kỹ, phơi đất, canh tác vài vụ hoa màu rồi mới trồng lại cà phê.
Mật độ trồng cà phê
Tùy thuộc vào từng loại cà phê mà có những khoảng cách trồng thích hợp khác nhau.
Đối với giống cà phê mít: khoảng cách phù hợp là 3*3 mét (khoảng 1200 cây/ha) đối với đất tốt và bằng phẳng. Đối với đất trung bình và dốc là 3*2.5 mét (khoảng 1330 cây/ha).
Đối với cà phê chè: khoảng cách thích hợp là 2*1 mét (khoảng 5000 cây/ha).
Đối với cà phê vối: khoảng cách thích hợp là 3.5*2.5 mét (khoảng 1300 cây/ha).

Xem thêm: Trồng cà phê bao lâu thì thu hoạch? Những yếu nào tố cần thiết?

Đào hố, trộn phân lấp hố
Đối với đất tốt, hố đào có kích thước dài và rộng là 40cm*40cm và hố sâu 50cm. Còn đối với đất xấu kích thước là 50*50*60 cm (dài, rộng, sâu)
1-2 tháng trước khi trồng cần tiến hành bón lót vào hố trồng. Khoảng 10-15 kg phân chuồng hoại mục, 0.5 kg phân lân, 0.5 kg vôi. Trộn đều lại với đất mặt và lấp đất xuống hố sao cho cao hơn mặt hố từ 10-15 cm.
Chuẩn bị cây giống
Cây con cần đạt từ 6-8 tháng, chiều cao từ 30-35 cm, có 5-7 cặp lá thật, đường kính gốc từ 3-4 mm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, đặt ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày.

Tai canh vuon ca phe
Kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên
Đào một lỗ giữa hố đã chuẩn bị với đường kính lớn hơn bầu 10 cm, sâu 30cm.
Xé nhẹ lớp nilong ngoài bâu ươm và tránh bị vỡ bầu. Sau đó, đặt cây vào chính giữa lỗ theo chiều thẳng đứng, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5-7cm.
Lấp đất và nén đất xung quanh bầu thật chặt. Dùng rơm rạ, cỏ khô để tủ gốc xung quanh để tránh côn trùng làm hại và giữ ẩm cho cây. Tưới nước cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Vào mùa nắng cần che túp cho cây để chống gió, chống hạn, chống rét.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch chuẩn nhất

Chăm sóc cho cây cà phê
Tưới nước, trồng dặm: vào mùa mưa thì tránh tình trạng nước ngập úng làm hư rễ cây, vào mùa hạn cần cung cấp nước cần thiết cho cây để tránh rễ bị khô và mất nước. Có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt nhằm cung cấp đủ nước cho cây và không tốn nhân công. Sau 15-20 ngày trồng, cần kiểm tra để tiến hành trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc.
Làm cỏ, tỉa cành: cần làm cỏ thường xuyên quanh gốc để tránh bị cỏ lấn át  đặc biệt là vào thời kì kiến thiết. Thường xuyên tủ gốc cho cây để cây giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ và làm cho đất luôn tơi xốp. Cần tạo hình, tỉa cành để giúp cây có bộ tán cân đối, cành và quả phân bố đều, cây đạt năng suất cao ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch, hạn chế bớt sâu bệnh cho cây.
Bón phân cho cây cà phê: bón phân hữu cơ cho cây một lần sau khi thu hoạch quả, từ 10-15 kg/cây. Bón phân vô cơ 3 lần trên một năm bằng phân đạm và kali. Vào cuối năm, kết hợp bón với phân chuồng và phân lân.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.