Kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách

Từ xưa, cau đã đi vào ca dao tục ngữ và trở nên rất quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là rất gần gũi với người Việt Nam. Chính vì thế, cau được trồng ở rất nhiều nơi. Dường như, cây cau cũng rất dễ trồng. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cau với năng suất cao để buôn bán thì bạn cần phải nắm được kỹ thuật trồng cau. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ chia sẻ về kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách. Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm cây cau:

Cây cau rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Cau là loại cây thân gỗ, lá có hình lông chim và thân cây cao thẳng vút.
Kích thước quả tròn, khi còn sống có màu xanh, khi chín có màu đỏ cam.
Tàu lá cau khô được bà con ở quê dùng làm mo quạt mát ngày hè, lá cau khô được làm chổi quét sân.

Kỹ thuật trồng cau

  1. Chọn giống

Chọn giống là bước rất quan trọng, quyết định đến chất lượng cau sau này. Để có được một vườn cau đẹp và sinh trưởng tốt thì bạn cần phải chọn được giống cây cau mẹ tốt. Bạn hãy những buồng có trái lớn, quả sai và đều.
Để đem lại thời gian thu hoạch dài và hiệu quả kinh tế cao thì bạn hãy chọn những loại cây cau lưng bẹ để làm giống.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng sả và chăm sóc đúng cách

  1. Cách ươm giống

Bạn sẽ ươm giống thế nào để cau cho tỷ lệ nảy mầm cao?
Với buồng cau giống, bạn phải hái vào thời điểm quả đã chín.
Sau khi hái quả, bạn phải cất chúng vào nơi thoáng mát trong khoảng thời gian 20 ngày. Lúc này, bạn sẽ thấy cuống cau nảy mầm nhỏ màu trắng.
Sau đó, bạn tiếp tục ươm trong cát cẩm trong 20 ngày tiếp theo. Tiến hành kiểm tra độ nảy mầm của chúng.
Với những quả nảy mầm, bạn hãy đưa vào túi bầu. Trong túi bầu phải có đất, đất phải dinh dưỡng, thường thì được trộn bởi: phân hữu cơ hoai mục, xác quả dừa và cát (theo tỷ lệ: 1:4). Đặt mầm hướng lên trên và phủ lại bằng lớp cát mỏng.

  1. Chuẩn bị đất và đào hố trồng

Cây Cau lúc nhỏ có thể chịu bóng, khi lớn thì ưa sáng hoàn toàn và rất thích hợp với những nơi đất ẩm, đất tốt giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, vị trí trồng Cây Cau phải có điều kiện ánh sáng tốt.
Vào thời điểm cuối thu khi cây giống nảy 2-3 lá mầm, bạn hãy bứng Cau ra vườn trồng. Mỗi cây trồng một hố, hố được đào thành hình vuông rộng khoảng 70 cm và sâu 70 cm. Khoảng cách các hố tốt nhất là 1,7-2m. Mật độ trồng 60-70 cây/sào để đảm bảo cây nào hưởng đủ nắng, gió.
Sau khi trồng, bạn hãy bón thêm phân hữu cơ kết hợp với bón bôi để phòng sâu bệnh cho cau.

  1. Kỹ thuật chăm sóc

Để cây cau đẹp, phát triển tốt và sai quả thì bạn cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng cách.
Cây cau rất dễ trồng nhưng bạn phải trồng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Bên cạnh đó bạn cần phải tưới nước và làm cỏ đúng thời điểm để cau ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ.
Bạn cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.

  1. Thu hoạch quả

Từ lúc ươm giống đến lúc cây cau ra quả phải mất ít nhất 5 năm, trải qua các kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách cho đến khi thu hoạch quả.
Khi tiến hành thu hoạch, bạn nên hái những buồng nào có quả vừa ăn trước, tức là không quá già cũng không quá non.
Vì thân cây cau cao nên khi hái quả bạn nên cẩn thận và hạn chế ít rụng quả thì càng tốt.
Như vậy, kỹ thuật trồng cau và chăm sóc cũng không quá khó khăn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững được kỹ thuật trồng cau cho năng suất thu hoạch cao. Chúc bạn thành công!
Giờ đây bạn có thể trồng cau đẹp – sai quả- năng suất cao cực kỳ đơn giản mà không cần phải vất vả như trước với tuyệt chiêu kỹ thuật trồng cau được bật mí ngay dưới đây.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.