Kỹ thuật trồng cây ăn quả sai trái năng suất cao

Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại cây ăn quả như: xoài, táo, thanh long,… Tuy nhiên, bạn không thấy an tâm khi sử dụng vì lượng hóa chất rất nhiều, bạn cảm thấy sợ khi sử dụng. Do đó, bạn muốn trồng cây ăn quả tại nhà? Bạn chưa nắm rõ về kỹ thuật trồng cây ăn quả?
Trồng cây ăn quả cũng không quá khó. Nhưng để trồng cây ăn quả cho quả sai, nhiều và chất lượng thì không phải ai cũng biết cách trồng. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây ăn quả sai trái cho năng suất cao, bạn hãy tham khảo nhé.

Kỹ thuật trồng cây ăn quả:

1.      Yêu cầu về đất trồng

Đối với cây ăn quả, đất trồng phải đáp ứng được tiêu chuẩn về độ pH.  PH tốt nhất là từ 6 đến 6.5, mỗi loại hoa quả sẽ có một độ PH thích hợp khác nhau nhưng không chênh nhau nhiều trong khoảng pH đó.
Để biết được độ pH chính xác của đất, bạn hãy sử dụng máy đo độ pH để có sự chính xác tuyệt đối.
Bên cạnh độ pH, đất trồng cây cần phải có khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ăn quả. Tức là đất phải thoát nước nhanh, có nhiều chất dinh dưỡng, đất trồng cây không quá dốc, độ dốc tốt nhất chỉ từ 20 độ trở lại.
Đất có tầng canh tác dày giúp cây dễ phát triển tốt, nhiều nước cung cấp cho cây, từ đó năng suất và chất lượng quả cao.

2.      Giống cây trồng

Lựa chọn giống là yếu tố rất quan trọng để giúp cây ăn quả có thể phát triển tốt và cho năng suất cao.
Cây giống phải đảm bảo khỏe manh, khả năng phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây giống thì nên tìm giống ở những cửa hàng cây giống uy tín được nhiều người tin dùng.

3.      Phân bón cung cấp cho cây ăn quả

Với cây ăn quả, phân bón thường sử dụng là phân chuồng, phân NPK.
Với phân chuồng cần phải được ủ kĩ và phải được xử lí thì mới có thể trộn chung với vôi và phơi ải mới tiến hành bón cho lót cho cây.
Với phân NPK thì bạn cần phải mua phân thật ở các cửa hàng uy tín. Lưu ý, tránh mua phải hàng giả. Bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện phân NPK giả gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

4.      Trồng cây

Trước khi trồng cây ăn quả, bạn cần tiến hành đào hố trồng trước.
Hố trồng cần đào trước khi trồng 20 ngày và bón phân lót vào hố sau khi đào.
Kích thước hố trồng phụ thuộc vào khí hậu, địa hình, đất trồng nơi đó. Tuy nhiên, thông thường hố trồng thường dao động ở khoảng 60 cm x 60 cm x 60 cm  đến 80 cm x 80 cm x 80 cm.
Với một số loại cây trồng có tán nhỏ thì một hai năm đầu có thể trồng dày. Sau đó đến năm thứ ba bạn có thể tỉa. Điều này sẽ giúp cây cho năng suất cao.
Các bước thực hiện trồng cây ăn quả như sau:
Trước tiên, bạn hãy bóc bao bầu cây rồi đem đặt giữa hố trồng. Tiến hành lấp đất và nén gốc chặt lại.
Bạn hãy tiến hành cắm cọc cố định cho cây sẽ giúp cây sống sót và phục hồi nhanh.
Sau đó, tưới nước và tủ rơm xung quanh gốc để giữ ẩm, giúp cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng từ đất.

Xem: Kỹ thuật trồng tiêu ác cho năng suất cao

Chăm sóc cây ăn quả:

Sau khi trồng đúng kỹ thuật trồng ăn quả thì bạn tiến hành chăm sóc cây trồng đúng cách để cây phát triển tươi tốt và sau quả. Việc chăm sóc được tiến hành như sau:

  • Chống cây và tưới nước:

Bạn hãy dùng 1 hoặc 2 đoạn cây gỗ hoặc tre để chống giữ cho cây luôn đứng thẳng và không bị ngã khi gặp gió.
Cây chống cần phải được cắm nghiêng và cách một khoảng nhất định với thân cây để không làm tổn thương đến bộ rễ của cây. Sau đó, bạn hãy dùng dây vải hoặc dây cao su buộc vào cọc.
Bên cạnh đó, cây ăn quả sau khi trồng xong cần phải được tưới nước ngay để cấp nước cho cây.
Độ ẩm đất thường xuyên phải đạt khảong 70% trong 15 ngày đầu để cây không bị chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất. Lượng nước tưới tốt nhất là khoảng 10-15 lít/ cây/ ngày.
Những ngày sau tuỳ thuộc vào thời tiết, độ ẩm của đất để tưới nước hợp lý. Có thể cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần.
Trước khi tưới nước, bạn nên chọc 2 lỗ 2 bên gốc cây để nước ngấm xuống dễ dàng. Lưu ý,  không nên tưới vào thân cây tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh Phytophthora.

  • Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu bệnh là điều mà bạn cần phòng trừ ngay từ đầu cho cây ăn quả.
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây ăn quả như: Rầy chổng cánh, Sâu vẽ bùa, Bướm phượng, Nhện đỏ, Rệp sáp, Ngài chích hút, Rệp cam, Ruồi đục quả, Nhện ống hại cam, Bệnh greening, Bệnh tristeza, Bệnh loét, Bệnh thối gốc rễ, Bệnh ghẻ cam,…
Bạn cần chăm sóc cây hợp lý và xử lý sâu bệnh nhanh chóng khi phát hiện để tránh sâu bệnh phát triển gây chết cây trồng.
Như vậy, kỹ thuật trồng cây ăn quả cũng không quá phức tạp. Hy vọng với những kỹ thuật trồng cây ăn quả trên sẽ giúp bạn thành công, cây cho sai quả và năng suất cao.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.