Kỹ thuật trồng cây bòn bon Thái từ a-z, công thức hiệu quả nhất

Bòn bon là cây ăn quả thuộc họ xoan, thuộc họ dâu đất. Thân cây cao, thẳng, quả mọc từng chùm, có vị chua chua ngọt ngọt. Bòn bon là cách gọi của người miền Nam, theo cách gọi của người miền bắc, nó còn có tên khác là dâu da đất, và lòn bon theo cách gọi của người Quảng Nam.
Đây là loài cây ăn quả nhiệt đới, cao khoảng 10-15m, xuất hiện ở bán đảo Mã Lai. Tuy nhiên ngày nay được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Ở Việt Nam, vua nhà Nguyễn từng đặt cho nó 2 cái tên quý phái hơn là trái nam trân và trái trung quân, dựa theo điển tích có thật trong lịch sử.

Tác dụng chung của bòn bon

Nghe tên có vẻ “vô hại” nhưng thực ra bòn bon là loài quả có rất nhiều công hiệu trong việc phòng và chữa bệnh đấy nhé, chúng ta cùng tìm hiểu qua một vài công dụng của nó nhé.

Có tác dụng chống oxy hóa cực tốt

Chất chống oxy hóa trong quả bòn bon được hình thành từ vitamin C, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho cơ thể, nó còn đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các chất ô nhiễm độc hại.

Xem thêm: Quy trình trồng cây bòn bon, hướng dẫn cách trồng đạt năng xuất cao

Bảo vệ nướu, men răng

Người lớn và trẻ em đều thường mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là nướu. Viêm nướu hay chảy máu chân răng đều ảnh hưởng rất mạnh đến việc duy trì độ bền và chắc của răng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, vitamin C có trong loại quả này còn giúp bảo vệ nướu và men răng rất tốt.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Thật sự lượng vitamin C có trong bòn bon cực kỳ tuyệt duyệt, giúp ngăn chặn các gốc tự do phát triển, hạn chế các nguyên nhân gây lão hóa sớm ở người.

Phòng ngừa các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa

Ngoài lượng vitamin C dồi dào có trong bòn bon, lượng vitamin B có trong loại quả này còn giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra ăn hãy bòn bon thường xuyên giúp đường tiêu hóa được tốt hơn.

Kỹ thuật trồng cây bòn bon Thái từ a-z

Bòn bon Thái là cây ăn quả lâu năm cho giá trị kinh tế và năng suất khá tốt. Đây là loài cây không dòi hỏi kỹ thuật trồng cao, nếu biết chăm sóc chúng sẽ phát triển rất nhanh, cũng không đòi hỏi điều kiện đất quá khắc nghiệt, chúng đều có thể thích nghi từ miền núi xuống đồng bằng.
Có thể lai tạo giống cây bòn bon Thái bằng các biện pháp như giâm, chiếc hoặc trồng bầu cây. Việc đầu tiên chính là chọn giống, lựa chọn giống cây tốt nhất, không sâu bệnh, không cụt ngọn. Cũng như bao loài cây khác, trước khi trồng đều phải làm đất. Bón phân ủ sau đó mới đào hố trồng cây con.

Chú ý khi chăm sóc cây bòn bon

Khi trồng cần chú ý khoảng cách giữa các cây. Vì đây là cây lâu năm, tán cây phát triển rộng nên nếu trồng ăn quả bình thường thì không cần chú ý, nhưng nếu kinh doanh thì nhất định phải chú ý điều này để tránh trường hợp cây chen nhau phát triển, vừa giảm năng suất vừa ảnh hưởng thu nhập.

Đây là loài cây ưa ẩm nên phải thường xuyên chú ý tưới nước cho cây, không được để cây trong tình trạng thiếu nước. Cần đặc biệt chú ý lượng nước của cây trong những ngày mưa kéo dài để tránh ngập úng.
Khi cây phát triển khoảng tầm 2 năm nên làm cỏ xung quanh cây cho sạch, làm bằng thủ công không nên sử dụng các hóa chất diệt cỏ nguy hại, dễ gây ảnh hưởng đến sự kết trái của cây. Để cây phát triển và cho trái đều, có thể bón phân NPK định kỳ cho cây, đồng thời chú ý các mầm bệnh, sâu bệnh phát triển, cần loại bỏ gấp các cành nhánh có hiện tượng sâu bệnh phát triển để tránh hiện tượng lây lan sang các cành nhánh khác.
Sau khi bòn bon ra hoa được tầm 3 tháng, tiến hành thu hoạch quả, thường là vào tháng 7-8 hằng năm. Không thu hoạch sau khi mưa để tránh làm hư hỏng quả. Thu theo chùm.
Trên đây là một vài kỹ thuật trồng cây bòn bon Thái từ a-z, chúc mọi người có được một mùa bội thu.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.