Kỹ thuật trồng cây thanh long cơ bản nhưng năng suất cao

Thanh long là loại trái xuất khẩu chủ lực ở khu vực Đông Nam Bộ nước ta. Đây cũng là khi vực thuận lợi cho sự phát triển của cây thanh long nhất nước. Điều kiện thuận lợi kết hợp với kỹ thuật trồng cây thanh long lão luyện chắc chắn sẽ cho những mùa thu hoạc bội thu.
Đặc điểm cây thanh long
Thanh long ở nước ta có 2 loại chủ yếu: loại ruột trắng và loại ruột đỏ. Ngoài nước, trong thanh long còn có các chất dinh dưỡng như sắt, magiê, vitamin B, phốt pho, protein, canxi và chất xơ.
Hạt trong trái thanh long cũng rất bổ dưỡng, vì chứa nhiều chất béo có lợi như axit béo omega-3 và omega-6 rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…Vậy kỷ thuật trồng cây thanh long như thế nào chúng ta hãy tìm hiểu nhé
Kỷ thuật trồng cây thanh long
Muốn có cây thanh long cho năng suất cao trước tiên ta phải chọn giống cây thanh long dể trồng. Có 2 loại thanh long dể trồng là ruột đỏ và ruột trắng tuy nhiên hiện nay có thêm loại ruột tím hồng cho năng suất rất cao. Sau khi chọn được loại giống tốt và thích hợp khâu tiếp theo là khâu chuẩn bị đất trồng.

Xem thêm: Phương pháp trồng cây ăn quả bằng thủy canh

Chuẩn bị đất trồng
Thanh long có thể trồng trực tiếp dưới đất theo ụ hoặc trồng thành luống. Cây thanh long thích hợp với mọi loại đất. Nếu đất bạc màu, nhiều cát thì ta cần bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây thường xuyên sau khi trồng.
Nếu đất nhiều dinh dưỡng khâu bón phân sau khi trồng sẽ được hạn chế. Trước khi trồng ta nên phơi đất, trừ cỏ dại, bón lót cho đất thêm màu mỡ. Thanh long là loại cây thân leo nên ta phải trồng trụ cho cây phát triển. Ta hãy tìm hiểu cách trồng trụ
Cắm trụ
Tùy vào điều kiện kinh tế chúng ta có thể sử dụng trụ gỗ để tiết kiệm chi phí hoặc chịu chi hơn một chút làm trụ xi măng để trồng được nhiều vụ hơn. Chọn dùng loại vuông hoặc tròn, tốt nhất nên dùng trụ vuông cho cây dễ leo. Trụ vuông có cạnh từ 12 – 15 cm, cao 1,6 – 2,0 m. Đây là chiều cao được tính luôn phần phải chôn sâu xuống đất để trụ được vững. Có thể chôn trụ sâu 0,4 – 0,5 m. Ước tính sau cho khi cây trưởng thành cao khoảng 1,5 m. Khoảng cách giữa cá trụ cách nhau khoảng 3 mét để cây có thể vươn nhánh và đón nắng tốt.
Kỷ thuật trồng cây thanh long
Đặt 4 thân giống thanh long xung quanh 4 cạnh của trụ, sau đó có thể dùng dây cố định cho thân giống không đổ ngã. Phủ một lớp cỏ khô lên gốc cây và tưới nước giúp giữ độ ẩm cho cây. Tưới nước thường xuyên cho cây ngày 2 lần để cây có thể phát triển tốt. Trong thời gian cho cây ra hoa nên cắt nước thời gian 7 ngày và sau đó tưới nước hằng ngày cho cây.

Xem thêm: Mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả, năng suất cao

Có thể trồng thanh long bất kỳ thời gian nào trong năm. Thanh long trồng khoảng 2 năm cây bắt đàu cho trái, thường cây ra hoa vào tháng 3 âm lịch đây là mùa vụ chính của cây. Thời gian này chúng ta không cần chăm sóc nhiều cây vẫn tự ra hoa. Tuy nhiên giá cả thấp hơn mùa trái vụ. Có thể cho cây thanh lông ra hoa trái vụ vào tháng 7 âm lịch bằng cách treo đèn cho cây vào buổi tối. Đối với vụ trái này giá cả được cao hơn, lợi nhuận cho người dân được tăng cao.
Năng suất của cây thanh long bình quân khoảng 20 tấn trái trên một ha trong năm, nếu thâm canh trái vụ và chăm sóc tốt cây có thể cho năng suất từ 40 đến 50 tấn trên một ha trong năm.

Xem thêm: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì?

Muốn cây có năng suất cao chúng ta cũng quan tâm đến khâu chăm sóc và tỉa cành, tỉa hoa khi cây ra hoa để đạt những quả có năng suất cao, mỗi nhánh chúng ta chỉ nên để lại một hoa chất lượng nhất. Khi trái lớn chúng ta phải tiến hành vuốt tai trái để trái đạt chuẩn có thể bán được giá cao.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.