Kỹ thuật trồng dừa sáp hiệu quả nhanh thu hoạch

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, cùi dày được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Dừa có lớp cơm dày, hút lấy nước và tạo thành sáp có độ xốp, dẻo, lớp này còn gọi là dừa sáp. Loại dừa này có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cùng với đó là giá thành cũng rất cao.
Giống dừa sáp được trồng chủ yếu ở Trà Vinh với một số loại như: dừa sáp dài, dừa tròn, dừa sáp vỏ vàng, dừa vỏ xanh,… Đây được xem là một giống dừa quý hiếm bán ở một số mùa nhất định, không có để bán quanh năm. Có thể nói giống dừa này thuộc loại khó trồng. Do đó, bà con thường thất bại, không thu được năng suất như mong muốn. Vậy trồng dừa sáp như thế nào hiệu quả? Bà con cùng xem ngay kỹ thuật trồng dừa sáp hiệu quả, nhanh thu hoạch ngay dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng dừa sáp

Chọn giống:

Dừa sáp sẽ được nhân giống chủ yếu bằng trái dừa. Do đó, những trái dừa chọn làm giống sẽ được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có tuổi đời trên 10 năm.
Đồng thời, dừa giống phải có trái to, màu đẹp, buồng cho nhiều trái, khỏe mạnh và không bị nhiễm bất kì sâu bệnh nào.
Trái dừa sau khi được hái xuống sẽ đem treo lên dây để phơi khô. Sau đó sẽ vạt mặt và xếp xuống dưới đất, hoặc bạn cũng có thể cho dừa vào bịch nylon, trong đó có chứa phân chuồng và xơ dừa. Tất cả sẽ được đưa vào vườn ươm.
Tiếp đến, bạn cần làm giàn để giúp che bớt ánh sáng cho vườn ươm. Bạn sẽ tưới nước 1 lần/1 ngày. Lưu ý, nếu trồng vào mùa mưa sẽ không cần tưới.
Sau khi dừa giống được đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày thì trái sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này, để kích thích cho lá và rễ được phát triển, bạn hãy dùng phân bón lá phun giống dừa. Tiếp theo đó, bạn sẽ chăm sóc thêm khoảng 25 ngày, cây dừa cao đến 50cm, rễ đã đâm ra khỏi vỏ thì có thể đem trồng hoặc xuất bán cây giống được.

Cách trồng dừa sáp

Khi chăm sóc trái dừa giống mọc được rễ thì bạn sẽ tiến hành đào hố. Kích thước hố sẽ là 80x80cm, sau đó trộn phân hữu cơ, tro trấu, phân chuồng rồi lấp một lớp đất mỏng. Tiếp đến, bạn sẽ đặt cây dừa giống xuống, lấp chặt đất lại cho ngang với mặt bầu.
Đối với cây dừa sáp, sẽ rất thích hợp để trồng ở vùng đất cát pha nhẹ. Hoặc bạn cũng có thể trồng ở xung quanh các bờ ao. Trường hợp nếu bạn có diện tích đất trồng rộng thì nên trồng dừa sáp theo kiểu tập trung.

Xem thêm: Quy trình & công đoạn trồng Dừa Bonsai đạt năng xuất ngoài mong đợi

Chăm sóc cây dừa

Sau khi trồng dừa xong, bạn cần tưới nước với tần suất 1 lần/1 ngày. Khi dừa phát triển được 30 ngày thì tiến hành bón phân ure với lượng phân vừa phải. Tốt nhất là một gốc dừa chỉ bón 1 nắm.
Khi cây phát triển đến giai đoạn trổ bông, bạn hãy tiếp thục bón phân NPK 16-16-8 với hàm lượng 1kg và 10kg phân hữu cơ. Bạn hãy đào rãnh xung quanh gốc dừa để bón. Lưu ý, đào cách gốc 1,5m, bón xong thì lấp đất lại.
Nếu bạn muốn cây dừa sáp có tỷ lệ sáp cao và cơm dừa dày thì lúc cây ở giai đoạn trổ bông, hãy thụ phấn nhân tạo nhé.

Phòng trừ sâu bệnh:

Để tránh chuột cắn phá, bạn sẽ tiến hành rửa tán và cắt bẹ lá khô 2 lần/1 năm. Thông thường, cây dừa rất ít bệnh. Tuy nhiên, sẽ rất dễ gặp phải bọ dừa phá hoại. Do đó, bạn hãy nuôi thả ong ký sinh để chúng tự tiêu diệt hết bọ cánh cứng. Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi dừa thường xuyên để có giải pháp xử lý kịp thời.

Thu hoạch:

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, dừa sáp sẽ bắt đầu thu hoạch vào năm thứ 3, năng suất thu được sẽ là 100 trái/ 1 năm. Chính vì thế, bạn hãy chăm sóc dừa hợp lý và đúng cách để dừa sáp đạt tỷ lệ cao nhất nhé.
Như vậy, việc trồng và chăm sóc dừa sáp không quá khó khăn. Nếu được chăm sóc tốt, dừa sáp sẽ cho năng suất cao và bề vững. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng dừa sáp hiệu quả, nhanh cho trái và thu hoạch được năng suất cao, chất lượng. Chúc bạn thành công!
Chia sẻ kỹ thuật trồng dừa sáp tỷ lệ sáp cao, nhanh thu hoạch, bền vững, đạt chất lượng. Những lưu ý khi trồng dừa sáp bạn cần phải biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.