Kỹ thuật trồng hoa sứ đúng cách có thể bạn chưa biết

Hoa sứ là loại hoa được rất nhiều gia đình trồng trong chậu đặt tại ban công để trang trí cho không gian thêm đẹp. Hoa sứ tạo nên một mùi hương và màu sắc quyến rũ.
Tuy nhiên, mặc dù hoa sứ khá dễ trồng nhưng để có thể sống lâu dài, cho hoa đều đẹp và cho năng suất cao thì người trồng cần phải có kỹ thuật trồng hoa sứ đúng cách. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ chia sẻ mọi người về kỹ thuật trồng hoa sứ đúng cách, bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng hoa sứ

  1. Chọn đất trồng:

Trước khi bước vào kỹ thuật trồng hoa sứ, bạn cần phải chuẩn bị đất trồng phù hợp với cây. Cây sứ không kén đất. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên trồng hoa sứ ở các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ phải tơi xốp và thoát nước.
Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ gồm 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ. Chất hữu cơ bạn có thể sử dụng như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục.
Nếu đất chua, bạn hãy bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả hỗn hợp, bạn hãy trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn hiệu quả

  1. Cách trồng hoa sứ:

Bạn có thể trồng hoa sứ bằng 2 cách: gieo hạt và giâm cành. Tuy nhiên, vì sứ trồng trong chậu vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên mọi người thường sử dụng phương pháp giâm cành.
Khi trồng trong chậu, bạn cần đục lỗ ở đáy chậu để chậu được thoát nước. Bạn có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu. Cách này có tác dụng tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước.
Sau đó, bạn hãy đổ đầy đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâuđến khoảng 2/3 chậu. Sau đó đặt cây sứ vào giữa chậu để bộ rể được xòe ra cân đối. Tiếp đến bạn hãy thêm đất vào chậu sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu.
Lưu ý: Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu. Vì nếu đất trồng cao hay ngang miệng chậu thì khi tưới nước sẽ bị tràn ra ngoài.
Khi cây sứ được trồng lâu ngày. Lúc này, bộ rễ phình to, bạn cần phải chuyển sang chậu mới to hơn. Đồng thời, để dáng cây đẹp, bạn hãy nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu.
Khi đưa cây sang chậu mới, bạn phải đặt cây cho ngay ngắn. Đồng thời, bạn hãy uốn sửa cây sao cho đẹp và bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu. Khi cây được trồng xong, bạn cần phải tưới nước đủ ẩm.

  1. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Khi cây sứ được trông khoảng 1 – 2 năm, lúc này rễ phát triển khá to, do đó, bạn cần phải uốn sửa lại cho đẹp.
Tuỳ theo dáng bộ rễ mà bạn có thể sửa lại theo ý muốn của mình. Bạn cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất trong rễ, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, sau đó mới tiến hành uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người,…
Sau khi uốn xong, bạn hãy để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới được đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.
Tuy nhiên, bạn cần phải uốn sửa cẩn thận. Với những cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng . Để dáng cây đẹp và dễ uốn, bạn hãy cắt tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.
Lưu ý, khi uốn sửa bộ rễ thì bạn không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo thì bạn mới được tưới nước.
Chăm sóc hoa sứ:

  1. Bón phân:

Để cây sứ được phát triển tươi tốt, cho hoa đều đẹp, năng suất cao, bạn cần bón phân đúng cách. Bạn hãy tiến hành bón phân như sau:
+ Cây sứ dưới 6 tháng tuổi:
Vào giai đoạn hoa sứ dưới 6 tháng tuổi hay sau khi ra ngôi, bạn hãy hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10 – 15 lít nước tưới đủ ẩm. Lưu ý, nên cách nhau khỏang 15 – 20 ngày/lần bón. Bạn nên kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun với định kỳ 7 – 10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
+ Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm:
Lúc này, bạn cần bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu. Mỗi lần bón nên cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Nếu muốn cây sứ ra hoa, bạn có thể sử dụng Đầu Trâu 007 để phun.
+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định:
Giai đoạn này, bạn hãy bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, thời gian bón nên cách nhau khoảng 20-30 ngày/lần. Kết hợp với đó là dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần để kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 để kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 để dưỡng hoa lâu tàn.

  1. Tưới nước:

Sứ là cây ưa nắng và rất sợ ngập úng. Do đó, bạn chỉ cần tưới nưới khi trời nắng khô đất để tránh tình trạng ngập úng. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước.
Để nước tưới với lượng vừa phải, không bị văng, bạn hãy dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

  1. Điều khiển ra hoa:

Sứ là cây dùng để chơi hoa nên việc điều khiển ra hoa sứ rất quan trọng. Bạn muốn cây sứ có nhiều hoa thì không nên để cành sứ quá dài. Bên cạnh đps, cành sứ phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn. Từ đó, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.
Như vậy, kỹ thuật trồng hoa sứ cũng khá đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng hoa sứ hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.