Kỹ thuật trồng mãng cầu na thái

Mãng cầu na là một trong những loại trái cây được nhiều người yêu thích hiện nay. Ngoài giống mãng cầu ta, hiện nay một giống mới có nguồn gốc từ Thái Lan có thịt dai, ít hạt, trái to. Bên cạnh là một loại trái cây ngon ngọt, giàu dinh dưỡng, mãng cầu na Thái còn mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Mãng cầu na Thái, còn gọi là Na Thái hay na hoàng hậu. Giống cây rất khỏe, ít sâu bênh và chịu được cả úng và hạn. Lá của cây na Thái có màu xanh đậm, to và dày so với na truyền thống, quả na rất to, có trọng lượng khoảng 500g-800g/trái, có vị ngọt thanh, thịt dai màu trắng. Mãng cầu na Thái được chia làm hai loại đó là na Thái dai và na Thái bở.
Thời vụ và mật độ trồng
Thời điểm lý tưởng để bất đầu trồng mãng cầu na thái là khoảng tháng 2 âm lịch hay đầu mùa mưa.
Mật độ thích hợp để trồng cây na Thái là 4*4 mét hay 4*5 mét.

Xem thêm: Phương pháp trồng cây ăn quả bằng thủy canh

Chọn giống mãng cầu na Thái
Có hai phương pháp nhân giống na Thái đó chính là gieo hạt và chiết cành nhân giống. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt thường tốn nhiều thời gian để phát triển cây, tốn nhiều công chăm sóc và cho thu hoạch lâu nên mọi người thường chọn cây giống bằng phương pháp chiết cành. Phương pháp này giúp cho cây giống có 100% tính trạng của cây mẹ, cây giống thường cao từ 40-50 cm, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bầu cây giống không bị đứt rễ, bể bầu.
Đất trồng cây mãng cầu na Thái
Đây là cây thích nghi và chống chịu tốt, có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất sỏi, đất cát, đất bazan, đất thịt. Tuy nhiên để cây phát triển toàn diện, chon năng suất cao thì nên trồng ở đất có nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, có độ thoát nước tốt, độ PH 5.5-7.
Chuẩn bị hố trồng
Đào hố trồng có kích thước dài * rộng * sâu là 50*50*50 cm. Tiến hành bón lót bằng 15-20kg phân chuồng hoại mục; 0.2kg vôi bột, 0.5g super lân. Trộn tủ lệ phân trên với lớp đất mặt, sau đó bỏ xuống hố. Lưu ý bón lót trước khi trồng 1 tháng.

Xem thêm: Quá trình trồng cây ăn quả

Cách trồng cây mãng cầu na Thái
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu na Thái không khác gì so với kỹ thuật trồng na thường. Đào một hố nhỏ chính giữa hố trồng có kích thước sao cho lớn hơn bầu đất một chút. Dùng dao rạch lớp nilong bên ngoài bầu, chú ý làm nhẹ nhàng tránh bị đưt rễ bầu. Đặt bầu giống vào chính giữa hố vừa đào, tháo lớp bọc nilong ra rồi lấp đất xung quanh lại. Nén chặt đất xung quanh, cắm thêm một thanh tre cố định thân cây để cây không bị ngã khi có gió to, mưa bão.
Chăm sóc cây mãng cầu na Thái
Đây là loại cây trồng rất ít tốn công chăm sóc. Cần chú ý luôn cung cấp đủ độ ẩm trong một tháng đầu cho cây. Khi cây được 3 tháng tuổi, tưới từ 2-3 ngày/ lần.
Mùa mưa cần chú ý thoát nước tránh tình trạng ngập úng, để cây khỏe mạnh và không bị thối rễ. Nên dùng rơm rạ giữ ấm cho gốc cây.
Độ cao của cây mãng cầu na nên khống chế ở độ cao dưới ba mét, thuận lợi để thụ phấn, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc và thu hái. Bên cạnh đó, không nên để cành thấp nhất sát mặt đất.Tiến hành cắt tỉa sao cho cành vươn ra rộng ra đều xung quanh.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây ăn quả lâu năm

Thu hoạch mãng cầu na Thái
Sau khoảng thời gian 18 tháng cây sẽ thu hoạch được lứa đầu và kể từ đó cây có thể thu hoạch quanh năm. Lưa chọn những trái na có màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống. Mỗi quả sau khi thu hoạch thường có trọng lượng 500g-1000g.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.