Kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng năng suất cực cao

Mít không hạt ba láng là một loại mít đang rất được ưa chuộng ngày nay. Đây được xem là một loại mít hiếm được các tín đồ sành ăn lựa chọn với mùi thơm đặc trưng, múi mềm, ráo, ít sơ, ruột đặc, cùi lép. Đặc biệt, mít không có hạt, không mủ và còn có thể ăn được cả xơ.
Ngoài là món ăn yêu thích của mọi người, mít không hạt ba láng còn là một loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nhà nông.
Gần đây, không ít nhà vườn có thu nhập “khủng” từ vườn mít không hạt. Thế nhưng, vẫn còn nhiều nhà vườn bị thất thu vì kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa đúng cách. Vậy trồng mít không hạt ba láng như thế nào đúng cách? Bạn hãy xem kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng đúng cách, năng suất cao dưới đây nhé!

Cách chọn cây giống

Để cây mít không hạt ba láng cho năng suất cao, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, bạn hãy chọn cây giống đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Cây có chiều cao ít nhất 40 – 60cm.
  • Các mắt ghép của cây cao 15 – 20cm.
  • Cây khỏe mạnh, không bị nhiễm bất kỳ sâu bệnh nào.
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng và cách chăm sóc mít không hạt?

Thời vụ và mật độ trồng

Mít không hạt có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, nếu trồng đúng mùa vụ, mít sẽ thường được trồng vào đầu mùa mưa, tức từ tháng 5 – 7 âm lịch. Bởi vào thời điểm này, bạn sẽ tiết kiệm được nước tưới, giúp cây phát triển tốt hơn.
Tùy thuộc vào từng loại đất sẽ có mật độ trồng phù hợp. Đối với đất tốt, khoảng cách giữa các cây 5m, giữa các hàng 6m. Đối với đất xấu, cằn cỗi, khoảng cách giữa các cây phù hợp nhất là 6m, giữa các hàng là 7m.

Kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng

Chuẩn bị đất trồng cây

Mít không hạt ba láng phù hợp với tất cả các loại đất. Tuy nhiên, loại đất phù hợp nhất để mít không hạt ba láng phát triển và sinh trưởng tốt là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.
Ngoài ra, đất trồng phải đảm bảo:

  • Độ pH phù hợp từ 5 – 7.
  • Đất phải tơi xốp.
  • Độ thoát nước tốt, không bị ngập úng.

Sau khi tìm được vùng đất trồng phù hợp, bạn hãy tiến hành đào hố với kích thước 40x40x40cm.

  • Đối với địa hình bằng phẳng, bạn tiến hành đắp mô cao chừng 40 – 70cm. Kết hợp làm mương với độ sâu 30 – 40cm.
  • Đối với địa hình dốc 5%, bạn không cần phải đắp mô.
  • Nếu địa hình dốc 7%, bạn hãy đào hố có độ sâu 40x40x60cm.

Mỗi hố sẽ được bón lót với 0.15 – 0.25kg super lân, 0.5 vôi và 10 – 12kg phân chuồng hoai mục. Tất cả các loại phân trên sẽ được trộn với lớp đất mặt và ủ vào hố khoảng một thời gian.

Trồng và chăm sóc cây

Kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng đơn giản với các bước sau:
Bước 1: Xé túi nilon ra khỏi bầu cây.
Bước 2: Bạn hãy cắt bỏ hết rễ cái, rễ con mọc ra khỏi bầu.
Bước 3: Đặt bầu cây vào hố và lấp chặt lớp đất lại thật nhẹ nhàng.
Bước 4: Cắm cọc và buộc nhẹ cây con vào cọc để giữ cây không bị lung lây khi gặp gió.
Bước 5: Làm bồn 1m để tưới nước.
Sau khi trồng cây con xong, bạn cần theo dõi tình trạng phát triển của cây và tưới đủ nước nếu trồng vào mùa khô. Đồng thời, để tránh mất nước, bạn hãy tủ gốc cây bằng cỏ khô hoặc rơm rạ.
Ngoài ra, bạn hãy tiến hành là cỏ khu vườn khoảng 2 lần/ 1 năm và xới gốc 2 – 3 lần/ 1 năm để cho cây phát triển tốt, không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Bạn chăm sóc cho đến khi cây cao được 1m thì tiến hành cắt tỉa bớt cành để cây được thông thoáng, tránh phát sinh và lây lan sâu bệnh.

Đồng thời, khi cây cho ra non và trái non, bạn hãy xịt thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh hình thành và phát triển nhé.
Mít không hạt ba láng được xem là một loại cây ăn trái rất dễ trồng và không tốn nhiều công sức chăm sóc. Trên đây là kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng đúng cách để thu hoạch năng suất cao. Chúc bạn thành công!
Chia sẻ kỹ thuật trồng mít không hạt ba láng đúng cách từ a – z, cách trồng và chăm sóc để thu hoạch năng suất cao. Những lưu ý khi trồng mít không hạt ba láng bạn cần biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.