Kỹ thuật trồng nấm yến nhanh thu hoạch từ A-Z

Nấm yến là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn bổ dưỡng mà còn là một loại thảo dược quý hiếm trong các bài thuốc giúp thanh lọc gan, lọc thận, rối loạn tiêu hóa hay đại tràng.
Loại nấm này có nguồn gốc từ Hàn Quốc, đã du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Nấm Yến có thân to, mũ có màu tím nhạt và nhỏ, có vị hơi ngọt nhẹ. So với các loại nấm khác thì nấm yến hơi khó trồng. Để trồng thành công cần phải áp dụng đúng kỹ thuật với quy chuẩn nghiêm ngặt. Vậy trồng như thế nào để thành công? Bạn hãy xem ngay kỹ thuật trồng nấm yến hiệu quả, nhanh thu hoạch ngay dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng nấm yến

Điều kiện nhiệt độ:

Nấm Yến có thể thích nghi với nhiệt độ từ 15ºC – 20ºC, độ ẩm không khí từ 85% – 90%. Nấm mọc theo dạng mũ, thân và rễ. Đặc biệt, phù hợp với ánh sáng vừa phải và độ pH là 7.

Thời vụ:

Riêng về nấm thì bạn có thể trồng vào bất kì mùa nào trong năm. Tuy nhiên, thuận lợi nhất để nấm yến phát triển sẽ từ tháng 9 – 4 dương lịch.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bạn có thể làm nấm Yến từ rơm rạ, mùn cưa, bã mía hay bông phế liệu,…
Có hai cách xử lý nguyên liệu

  • Cách 1: Bằng cách ủ

Đầu tiên, bạn hãy cho nước vôi đã gạn vào trong bể ngâm rơm trong khoảng 15 – 30 phút. Tiếp đến, vớt hết rơm rạ ra ủ đống.
Trong quá trình ủ, bạn hãy theo dõi và đảo để điều chỉnh độ ẩm sao cho độ ẩm ở mức 65% là đạt chuẩn.

  • Cách 2: Hấp khử trùng

Bạn hãy chặt rơm rạ theo đoạn ngắn từ 10 – 15cm rồi đem ngâm trong nước vôi khoảng 15 – 20 phút, đẻ ráo nước sau đó ủ trong 2 – 3 ngày. Sau đó, bạn hãy đóng hết nguyên liệu cho vào túi nilon có khả năng chịu nhiệt với kích thước 25 – 35cm và nút bằng bông không bị thấm nước. Tiếp đến, bạn hãy đem hấp khử trùng ở trong nồi áp suất với nhiệt độ 121ºC – 125ºC với thời gian 180 – 240 phút. Sau khi hấp xong, bạn hãy lấy bịch ra rồi đem để nơi sạch sẽ cấy giống trong hộp cấy và phòng vô trùng.
Đây là cách được nhiều người sử dụng. Bởi sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm bệnh và cho năng suất cao.

Cấy giống:

Tất cả nguyên liệu sau khi đã ủ xong sẽ được đóng vào túi nilon với kích thước 30 x 40cm. Nếu là bông phế liệu sẽ dùng túi kích thước 25 x 35cm. Đối với khu vực cấy giống cần phải thật sạch sẽ.
Bạn sẽ tiến hành băm nguyên liệu thành từng đoạn ngắn với kích thước 5 – 7cm. Sau đó, cho nguyên liệu vào túi đã được hàng thành lớp cao tương ứng với từng đoạn là 5 – 7cm. Tiếp đến, bạn hãy dùng tay nén chặt lại để tạo khối tròn rồi rắc thêm một lớp giống ở xung quanh sát với phía ngoài thành túi. Việc này sẽ tránh bị sinh bệnh hay giống chết. Bạn cứ thực hiện như thế cho đủ 3 lớp rồi dùng miếng bông bằng miệng túi nút chặc lại.

Xem thêm: Công dụng và cách trồng nấm Phục Linh

Ươm và rạch bịch:

Đầu tiên, bạn hãy đem nấm đã cấy vào vườn ươm. Sau đó đặt trên giá hoặc cũng có thể đặt dưới đất với khoảng cách giữa các bịch sẽ là 5 – 7cm trong 20 – 25 ngày. Lưu ý, nhà ươm cần phải thật thoáng mát và sạch sẽ.
Sau đó, bạn hãy quan sát xem sợi nấm đã ăn cách đáy được 1cm thì tiến hành rạch bịch. Việc rạch sẽ thực hiện bằng cách: dùng dao nhọn rạch từ 4 – 6 đường ở xung quanh dọc theo bịch với chiều dài 3 – 4 cm. Tiếp đến, tháo bỏ nút bông và nén bịch lại. Dùng dây nilon để buộc miệng túi.

Chăm sóc nấm yến

Bạn hãy treo bịch nấm lên phía trên lán bằng dây nilon với khoảng cách giữa các bịch là 10 – 15cm. Để dễ dàng cho việc chăm sóc, bạn hãy treo với khoảng 2 – 3 hàng là có lối đi rộng khoảng 40cm.
Sau khi rạch bịch xong, bạn chỉ cần tưới nước sao cho đủ ẩm nền nhà. Khi rạch được 4 – 6 ngày thì nấm sẽ bắt đầu mọc lên, lúc này, bạn mới tưới nước ở bên ngoài túi. Lưu ý, chỉ được tưới ở dạng sương mù và kéo dài với lượng nước ít.
Bạn cần lưu ý cung cấp đủ độ ẩm cho nấm. Khi thi hái hết đợt 1 thì hãy ngưng tưới nước vào bịch nhưng xung quanh vẫn phải được giữ ẩm. Sau khi nấm ra tiếp các đợt sau khi tiến hành chăm sóc tương tự.
Trong giai đoạn nấm phát triển, bạn cần đảm bảo đủ ánh sáng nhưng không quá cao, ánh sáng không được chiếu trực tiếp vào, thoáng khí và độ ẩm cao.

Thu hái

Bạn sẽ tiến hành thu hái nấm yến khi thấy ấm đã căng hết, mũ nấm mọc đều có màu tím. Hái nấm vào buổi sáng sớm và chiều tối và đúng độ tuổi để đạt chất lượng và năng suất cao nhé.
Như vậy, trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng nấm yến. Khác với các loại cây trồng khác, nấm dễ chăm sóc và không tốn nhiều vốn đầu tư. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trồng nấm yến thành công, năng suất và chất lượng cao.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm yến hiệu quả, năng suất cao, đạt chất lượng và nhanh thu hoạch. Những lưu ý khi trồng nấm yến bạn cần phải biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.