Kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao hiệu quả đến 100%

Tiêu là loại hạt không chỉ được dùng làm gia vị chế biến các món ăn mà còn được dùng trong y được.
Chỉ nói đến trong nước Việt Nam, tiêu được trồng với diện tích đến 27.000 ha trên cả nước. Cho đến hiện tại, Việt Nam được xếp hạng đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu sang các nước.
Được xếp hạng đứng đầu về sản lượng xuất khẩu, bà con luôn tìm tòi cho mình một kỹ thuật trồng tiêu đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao được áp dụng với hiệu quả rất cao đến 100%.
Vậy trồng tiêu côg nghệ cao được thực hiện như thế nào? Bà con cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về đặc điểm cây tiêu

1.  Rễ:

Rễ tiêu được phân thành 4 loại rễ chính:

  • Rễ cọc: Như một số loại cây khác, rễ cọc được mọc đâm sâu vào đất, không chỉ giúp giữ cây mà còn có khả năng hút nước giúp nuôi dưỡng cây.
  • Rễ cái: khi trồng tiêu bằng hom sẽ xuất hiện rễ cái, thường là sau trồng 1 năm, giúp hút nước chống khô hạn vào mùa khô.
  • Rễ phụ: Chúng ta đều biết, rễ phụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và phát triển.
  • Rễ bám: Rễ này có nhiệm vụ giúp giữ cây được bám chắc vào nọc.
  1. Thân:Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5-7 cm/ngày.

Thân tiêu thuộc loại thân bò, gồm nhiều bó mạch với kích thước khá lớn.Về màu sắc, thân có màu đỏ nhạt khi còn non và dần chuyển sang màu nâu xanh, xanh lá.

3. Cành:

Tiêu gồm 3 loại cành:

  • Cành vượt: Loại cành này được mọc từ mầm nách lá. Thường xuất hiện với những cây nhỏ hơn 1 tuổi.
  • Cành ác: Cũng được mọc từ mầm của nách lá như cành vượt, nhưng ngắn hơn, lóng ngắn.
  • Dây lươn: Được mọc từ mầm nách lá, mọc bò trên mặt đất, lóng dài. Bà con thường cắt bỏ dây lươn bởi làm tiêu hao dinh dưỡng của nhánh ác và thân chính.

4.  Lá:

Lá của cây tiêu thuộc lá đơn, có hình trái tim và mọc cách. Lá thường có cuống dài từ 2 đến 3cm, phiến lá dài 10-25cm và rộng từ 5-10cm.

5.  Hoa:

Hoa cây tiêu được mọc thành từng gié hay còn gọi là chùm, treo lủng lẳng trên cành. Thường thì một gié sẽ dài khoảng 7-12cm và có từ 30-60 hoa trên một gié.
Hoa tiêu không có bao và không có đài, có 3 cánh hoa, từ 2 đến 4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn, có khoảng 2 đến 3 ngày.
Bộ nhụy cái bao gồm: Bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt).

6. Trái:

Trái tiêu có dạng hình cầu với 1 hạt duy nhất, đường kính trái từ 4-8mm.
Từ khi hoa nở đến trái chín sẽ kéo dài từ 7 đến 10 tháng. Bao gồm các giai đoạn:
– Giai đoạn hoa xuất hiện và thụ phấn: từ 1-1,5 tháng.
– Từ lúc thụ phấn đến khi phát triển tối đa: là 3 – 4,5 tháng.
– Khi trái phát triển tối đa đến chín: 2 – 3 tháng.

Đặc điểm sinh thái:

– Nhiệt độ: Cây tiêu thích hợp với nhiệt độ từ 25ºC – 30ºC. Do đó, với nhiệt độ dưới 15ºC hay cao hơn 40ºC thì tiêu sẽ không phát triển được.
– Độ ẩm: Tiêu thích hợp với độ ẩm trung bình từ 75% đến 90%. Khi độ ẩm quá cao sẽ làm cho hạt phấn dễ dính vào nuống của nhị cái và thời gian thụ phấn sẽ rất lâu.
– Lượng mưa: Lượng mưa phù hợp nhất để tiêu có thể phát triển là từ 2.000 – 2.500mm. Cây tiêu không thích hợp với lượng mưa lớn và bị đọng nước ở vùng rễ.
– Gió: Cây tiêu rất dễ bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Đồng thời, gió lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu quả.
– Đất đai: Tiêu rất dễ trồng, phù hợp với đa số các loại đất như: đất đỏ Bazan, đất sét pha, phù sa bồi,… Độ pH phù hợp từ 5.5 – 6.5.
– Ánh sáng: Ánh sáng tốt sẽ là điều kiện tốt để cây phát triển, đặc biệt là thời kỳ cây cho quả. Tuy nhiên, khi nắng gắt bà con cần che nắng cẩn thận hơn.

Kỹ thuật nhân giống cây tiêu

1.      Chọn cây giống

Để tiêu cho năng suất thu hoạch cao, việc chọn giống rất quan trọng, cần đảm bảo các yếu tố sau:
– Tìm mua giống tại những vườn tiêu không có nguồn bệnh, năng suất cho ra ổn định và cao.
– Cây phải đảm bảo về tán phân bố đều, đốt ngắn, cành phát triển tốt và có nhiều cành ác.
– Gié hoa phải dài, hạt to và mang nhiều hạt.

2. Nhân giống

– Nhân giống bằng hạt:
Việc nhân giống bằng hạt không chỉ nhanh chóng mà còn giúp cây tiêu mọc khỏe, hệ số nhân giống sẽ rất cao.
Tuy nhiên, vẫn có hạn chế là cây con sẽ không được đều, chậm cho trái.
Bạn có thể thực hiện nhân giống bằng hạt đơn giản như: bóc sạch lớp vỏ ngoài rồi đem hong khô trong mát, lên líp gieo hạt sau 2 đến 2,5 tháng, sau đó nhổ cây con cho vào bầu, khi cây đã mọc được 6 đến 7 lá thật thì bạn hãy đem đi trồng.
– Nhân giống bằng cách giâm cành:
+ Nhân giống bằng dây lươn: Nhân giống từ dây này chậm cho trái, tỷ lệ sống thấp. Do đó, bà con cũng cân nhắc về phương pháp này.
Để thực hiện, bạn hãy chọn loại dây lươn to khỏe, cho dây leo lên nọc tạm thời. Đến khi khi dây dài khoảng 1-1,5 m (tầm 5 tháng) thì cắt trồng, cắt bỏ phần ngọn non, bỏ lá, 1 hom 2-3 mắt.
+ Đối với dây chính: Đây được xem là phương pháp cho cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao đến hơn 90%. Ngoài ra, cách này còn có khả năng mau cho trái, năng suất cao, ổn định.
+ Đối với dây ác: Là những cành cho trái, tỷ lệ sống cao, mau cho trái. Tuy nhiên, năng suất hơi thấp và tuổi thọ hơi ngắn (khoảng từ 5-7 năm).

Kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao

  1. Chuẩn bị đất

Đất trồng tiêu phải được dọn thật sạch và bằng phẳng. Sau đó đào mương thoát nước và cắm cọc.

  1. Kỹ thuật trồng

2.1 Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng tiêu với kỹ thuật công nghệ cao phù hợp từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch.

2.2 Mật độ và khoảng cách:

Có 4 cách để bà con lựa chọn mật độ trồng sao cho phù hợp với đất trồng nhất:
– 2 x 2m ® 2.500 cây/ha.
– 2 x 2,5m ® 2.000 cây/ha.
– 2,5 x 2,5m ® 1.600 cây/ha.
– 3 x 3m ® 1.100 cây/ha.

2.3 Cách trồng tiêu công nghệ cao

*Chuẩn bị cây nọc

  • Với cây nọc sống: Nọc sống phải được trồng trước 1 năm mới tiến hành trồng cây tiêu.

Bà con có thể chọn cây nọc sống như: cây vông, lồng mứt, gạo, cóc rừng, mít, dừa, cau…
Nọc sống cũng được bà con áp dụng bởi tiết kiệm được chi phí, che nắng được tiêu trong giai đoạn đầu, đồng thời giữ ẩm được vào mùa khô. Tuy nhiên, nhược điểm của nọc sống là cây sống sẽ cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng với cây tiêu. Ngoài ra, còn tốn nhiều thời gian tỉa tán, dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa.
– Cây nọc chết:
Loại nọc này ngược lại với nọc sống. Bạn không phải lo cây bị cạnh tranh ánh sáng hay dinh dưỡng, ít nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sẽ tốn kém  nhiều chi phí, phải che nắng ở giai đoạn mới trồng và mùa khô.
Nọc chết được xây hình tròn hoặc hình trụ, có chiều cao từ 3-3,5 m, đường kính đáy từ 1-1,2m, đường kính ngọn từ 0,7-0,8m. Ngoài ra, bà con cũng có thể tận dụng từ trụ xi măng, nọc hàng rào.
*Cách trồng:
Đầu tiên, bà con cần đào hố với kích thước khoảng 50 x 50 x50cm hoặc xẻ rãnh quanh nọc xây 30-40cm, đào cách chân nọc 20-30cm.
Sau đó, hãy bón lót 1 hố từ 10-20kg phân chuồng ủ hoai + 0,3-0,5kg super lân và 0,5kg vôi bột. Tiến hành trộn đều với đất ủ thành mô đất hơi vun lên trong hố trước khi trồng từ 15-20 ngày.
Vào đầu mùa mưa, khi hom đã đủ tuổi thì bắt đầu tiến hành trồng. Bạn hãy đào 1 hố ở giữa mô đất và đặt hom nghiêng với góc 450- 600 độ. Lưu ý: hướng ngọn tiêu về phía cây nọc lấp đất. Sau đó, ém chặt gốc tưới nước nhẹ đủ ẩm.
Lưu ý:
– Bạn nên trồng tiêu theo hướng đông, với nọc chết đặt bầu gần hơn nọc sống.
– Nếu sử dụng nọc xây, bạn nên đặt các cây cách nhau 30cm.
– Sau khi trồng, cần phải che nắng cho cây con trong 1 thời gian, đặc biệt là trong thời gian đầu.

  1. Bón phân và kỹ thuật bón phân

3.1 Phân bón:

Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết. Bạn có thể thay thế phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng khoảng chừng 2 tấn/ha/năm.
Phân vô cơ:

  • Đạm: Phân đạm sẽ giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, mọc nhiều chồi, ra nhiều hoa và cho trái to. Tuy nhiên, lượng đạm bổ sung cần hợp lý, nếu thiếu đạm, lá sẽ bị vàng, cây cằn cỗi. Nếu dư đạm, lá sẽ mọc nhiều, dễ nhiễm bệnh và cho ít trái.
  • Lân: Đây là thành phần dinh dưỡng giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, hút được nhiều chất dinh dưỡng và chịu hạn tốt hơn. Do đó, nếu thiếu lân thì cây tiêu sẽ bị cằn cỗi, khả năng đậu trái thấp.
  • Kali: Rất cần thiết để giúp tiêu chống chịu được các loại sâu bệnh, và lúc thời tiết thất thường. Đồng thời, nếu thiếu kali, cây sẽ khó hấp thu đạm và rụng hoa.
  • Magiê (Mg): Mg là không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây tiêu. Do đó phải bổ sung thêm Mg bằng cách tưới Sunfat Mg 1% (1-2 lít/gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.
  • Vôi: Vôi sẽ giúp cây tiêu phòng chống bệnh rất tốt. Bà con cần khoảng 0,5-1kg vôi cho 1 cây trong 2 năm/1 lần. Tuy nhiên, với loại trụ xây phải bón vôi nhiều hơn. Thông thường, định kỳ khoảng 2-3 tháng tiến hành xịt phân bón lá 1 lần.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng tiêu lươn hiệu quả số 1 hiện nay

3.2 Lượng phân bón (kg/ha/năm): Tính mật độ: 2000 cây/1ha.

3.3 Thời kì bón phân cây tiêu:

Khi cây tiêu còn nhỏ, bạn chỉ cần pha phân vào nước tưới khoảng 1 lần/1-2 tháng.
Sau một khoảng thời gian tiêu đã lớn, bạn tiến hành bón phân thành 5 đợt như sau:
– Sau khi đã thu hoạch tiêu: bón phân hữu cơ kèm toàn bộ phân lân theo rãnh, hoặc hốc rồi lấp phân lại.
– Vào tháng 4: Hoà tan khoảng 100 kg Urê + 70 kg Lân + 40 kg Kali
– Tháng 6: Hoà tan 80 kg phân Lân + 40 kg phân Kali + 90 kg phân Urê
– Tháng 8: Hoà tan 100 kg Lân + 80 kg phân urê + 50 kg phân bón Kali
– Từ tháng 10 – 11: Hoà tan khoảng 80 kg Kali + 70 kg phân Urê + 90 kg phân Lân
– Khi đã tượng trái: Hoà tan 60 kg urê + 40 kg phân Kali  + 60 kg phân Lân

3.4 Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống:

Đây được xem là một phương pháp không thể bỏ qua trong kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Tiết kiệm nước.
  • Tiết kiệm dầu
  • Ít hao tốn công sức.
  • Hiệu quả mang lại cao.

Mỗi lần bón, bạn sẽ hoà tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước. Sau đó, phân bón sẽ đi theo hệ thống đi đến từng gốc cây. Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và nước.

  1. Buộc dây:

Để cây tiêu không bị ngã gãy, bạn hãy chọn loại dây bền, chắc, không thấm nước để buộc lại. Bạn nên buộc khoảng 7 – 10 ngày/1 lần, kết hợp với bấm ngọn (khi cây cao 60 – 80cm).
Bạn hãy để từ 3- 4 dây chính trên 1 nọc, tùy thuộc vào kích thước nọc, nên phân bố dây đều trên nọc và không được buộc đè lên nhau.

  1. Trồng dặm:

Sau trồng tiêu công nghệ cao khoảng chừng 20 ngày, bạn hãy kiểm tra xem cây nào chết thì tiến hành trồng dặm và tăng cường chăm sóc cây dặm để cây phát triển kịp với các cây trồng trước.  Lưu ý, bạn cần phải che bóng cho cây trong giai đoạn cây con.

  1. Xén tỉa, tạo hình:

– Đối với dây lươn: Sau khi trồng khoảng 1 năm, bạn hãy tiến hành đôn dây quanh gốc từ 2-3 vòng và lấp đất, lưu ý, đặt ngọn bám vào nọc. Tiến hành tỉa như thân chính sau 1 năm tiến hành.
– Làm cỏ xới xáo vun gốc: Vào mùa mưa, tiến hành làm cỏ, xới xáo khoảng 1 – 2 tháng 1 lần. Với mùa khô, thực hiện 2 – 3 tháng 1 lần là hợp lý nhất.
– Tỉa cành và hoa:
Khi vào mùa mưa, bạn hãy theo dõi và tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính. Thực hiện khoảng 2-3 lần.
Với những cành ác và cành yếu không có khả năng cho trái, bạn cần theo dõi để tỉa bỏ kịp thời, đặc biệt là từ tháng 10 sau khi trồng.

Phòng trừ sâu bệnh

Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh, bạn cần có biện pháp phòng trừ đúng cách.
Một số loại sâu bệnh phổ biến cần phòng trừ như sau:
– Sâu hại: Hãy cạo bỏ đường đất mà mối di chuyển trên cây tiêu và cây trụ. Tiến hành phun thuốc hóa học Pyrinex 20EC, Basudin 40EC,…
– Rệp sáp giả: Hãy tiến hành phun thuốc trừ sâu trên cây tiêu và cả mặt đất. Đồng thời, bới đất quanh nọc và rải thuốc hột, lấp đất và tưới nước.
– Bệnh tuyến trùng: Lúc này, bạn cần bón phân cho thật cân đối. Có thể kết hợp trồng cúc vạn thọ xung quanh gốc của cây tiêu,…
– Bệnh chết nhanh: Để hạn chế rơi vào trường hợp này, bà con cần cẩn thận hơn trong việc chọn giống. Đồng thời, bón phân cân đối, không bón nhiều phân hữu cơ hoặc vi sinh.
Với các loại cây trồng, trường hợp xuất hiện sâu bệnh là không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cần kiểm tra, theo dõi, phát hiện sớm để có giải pháp kịp thời.

Thu Hoạch- Bảo quản

Qủa tiêu sẽ được tiến hành thu hoạch khi chín sinh lý. Đối với tiêu sọ, chùm quả đã có quả chín trên 20%. Với tiêu đen thì chỉ cần 5% quả chín trên 1 chùm.
Khi đã tiến hành thu hái xong, bạn hãy mang tiêu đi phơi hoặc ủ từ 1 – 2 ngày trong mát (nếu bạn làm tiêu sọ). Bạn có thể Phơi tiêu trên sân xi măng, tấm bạt hoặc nong tre,… Chú ý, tiêu phơi phải có độ ẩm đạt15%.
Hạt tiêu đã phơi được bảo quản trong bao hai lớp, lớp trong là bao nilon (PE) để giúp chống ẩm, và lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố.
Sau đó, đem cất giữ cẩn thận trong kho ở nơi thông thoáng. Chú ý, không quá nóng hoặc không quá ẩm.
Như vậy, kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần thực hiện đúng các kỹ thuật trên, hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Chúc bạn thành công!
Kỹ thuật trồng tiêu công nghệ cao có ưu điểm gì? Hướng dẫn cách trồng tiêu công nghệ cao hiệu quả 100% từ a đến z.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.