Kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông

Tiêu là một loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Hằng nay, tiêu cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước với sản lượng rất lớn. Tiêu là loại cây cũng khá dễ trồng, người trồng có thể trồng tiêu trên cây sống hoặc trên cây chết, trên trụ bê tông.
Tuy nhiên, vì cây sống hiện nay không còn nhiều, người trồng thường trồng tiêu trên trụ bê tông để giữ độ chắc và không bị mối mọt, sâu bọ,…. Vậy kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông như thế nào? Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông:

1.     Yêu cầu về đất trồng tiêu

Với cây tiên, đất là yếu tố quan trọng để giúp cây tiêu phát triển tốt. Đất phải giàu mùn, độ thoáng nước tốt, không bị ngập úng, tơi xốp.
Độ pH của đất tốt nhất là từ 5,5 – 7,0. Riêng đối với độ pH, cao hoặc thấp hơn bạn cũng có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

2.     Xây trụ bê tông trồng tiêu

Vì trồng tiêu trên trụ bê tông nên bạn cần tiến hành xây trụ trước. Trụ trồng tiêu thường có chiều cao khoảng 3 – 4m.
Trụ bê tông sẽ giúp cây được giữ chắc, hạn chế tình trạng đỗ ngã khi thời tiết gió bão. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành che mát bằng lưới nilon trong 1 – 2 năm đầu để cây tiêu không bị mất nước.
Trụ bê tông phải được đặt sâu dưới đất khoảng 0.5m để giúp trụ được giữ chắc chắn.
Riêng đối với trụ bê tông thì mật độ trồng tiêu tốt nhất từ 2,2 x 2,2m hoặc 2,5 x 2,5m. Tương đương với 1.600 – 1.800 trụ/hecta

3.     Kỹ thuật trồng tiêu

Bạn hãy chuẩn bị hố trồng tiêu với kích thước 60 x 60 x 60cm đào một bên trụ, mỗi hố trồng khoảng 2-4 bầu tiêu con. Hoặc cũng có thể đào hố với kích thước 40 x 40 x 40cm đào đối xứng 2 bên trụ, mỗi hố trồng 1-2 bầu tiêu con. Mép hố cách trụ 20-30cm.
Mỗi hố, bạn hãy bón lót 25-30kg phân hữu cơ: phân bò, phân gà, phân trùn quế,… + 0,3 – 0,5kg lân + khoảng 1 thìa canh nấm đối kháng Trichoderma.
Tuy nhiên, nếu độ pH của đất chưa đạt yêu cầu thì bạn hãy dùng vôi để điều chỉnh. Vôi nên rắc lên bề mặt đất, không nên trộn chung vào hố trồng.
Sau đó, bạn hãy lấp đầy hỗn hợp đất mặt và phân bón vào hố. Vun cao chính giữa hố và tưới đẫm nước.
Trồng tiêu trên trụ bê tông sẽ không bọ mối mọt hay sâu bọ như các loại trụ sống, trụ gỗ. Do đó, bạn không phải kì công xử lý trụ.
Bạn hãy dùng xẻng đào một lỗ chính giữa hố với kích thước to hơn bầu tiêu một chút. Sau đó, dùng kéo cắt tách nhẹ lớp nilon bầu ươm. Tiến hành đặt cây con vào giữa hố nghiêng khoảng 45º hướng về phía trụ bê tông.
Sau đó, bạn hãy lấp đặt và nén nhẹ xung quang để giữ bầu cố định. Tiếp đến, bạn hãy phun đất phần trụ và gốc tiêu cao hơn các vị trí xung quanh khoảng 10 – 20cm.
Sau khi trồng và nén đất xong, bạn hãy tưới nước cho cây tiêu ngay. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài sau khi trồng cần duy trì việc tưới nước và che nắng cho tiêu con bằng lưới.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ sống hiệu quả cao

4.     Chăm sóc tiêu định kỳ

Vào mùa khô, bạn cần tưới nước đủ và đều đặn cho tiêu. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều, mỗi lần tưới chỉ nên tưới vừa đủ, duy trì độ ẩm để cây phát triển. Bạn có thể tưới với mật độ từ 15-20 ngày tưới 1 lần. Tưới bằng béc tưới để nước tưới không làm văng đất, tiết kiệm nước.
Bên cạnh đó, nếu trời nắng hạn kéo dài, bạn hãy phủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác thực vật,…

5.     Buộc tiêu – Cắt tỉa cành tạo tán cho tiêu

Khi tiêu được trồng khoảng 1-2 tháng sẽ ra cành lươn hoặc cành ác. Lúc này, bạn cần thường xuyên kiểm tra để buộc tiêu lên trụ bê tông kịp thời. Nên tránh để tiêu bò dưới đất sẽ chậm sinh trưởng và dễ nhiễm các mầm nấm bệnh.
Bạn có thể buộc tiêu bằng  dây nilon, không dùng các loại dây kết từ vỏ cây. Vì trụ bê tông cố định nên bạn cũng không lo lắng trụ gây chèn ép lên dây tiêu.

6.     Bón phân cây tiêu

  • Phân hữu cơ:

Sử dụng phân vi sinh công nghiệp hoặc phân chuồng hoai mục và ủ từ 6-12 tháng, tùy vào từng loại phân. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại phân có chứa vi sinh hữu ích và nấm đối kháng Trichoderma.
Mỗi lần nên bón chừng 20-30kg/gốc. Bạn nên bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Khi bón, bạn cần tiến hành đào rãnh lấp phân để tăng hiệu quả.

  • Phân đa lượng (NPK):

Khi tiêu sang giai đoạn kiến thiết, bạn hãy bón phân đa lượng vừa đủ để thúc cây phát triển, thường bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 100-200g/trụ.

  • Phân trung vi lượng:

Loại phân này thường dùng để phun qua lá. Mỗi năm nên bổ sung phân trung vi lượng 1-2 lần vào mùa mưa. Bạn nên kết hợp với các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá để tăng cao hiệu quả và tiết kiệm nhân công.
Trên đây là kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông, Khi tiêu được trồng trên trụ bê tông sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian xử lý trụ tiêu hơn các loại trụ khác. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.