Kỹ thuật trồng tỏi năng suất cao

Tỏi là một loại củ đã quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Dường như, với nhiều công dụng của tỏi mang lại đã trở thành một thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình.
Tỏi là loại cây nhỏ có củ, củ tỏi gồm nhiều múi tỏi, lá phẳng mỏng, hoa trắng hoặc hồng và cao khoảng 60 cm.
Đây là một loại cây chịu lạnh và ưa nhiêt độ mát, cây chịu hạn kém và không chịu được úng. Hiện nay, rất nhiều người dân chú trọng đến việc trồng tỏi, bởi trồng tỏi vốn đầu tư khá thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thường thì năng suất bình quân đạt 8-10 tấn củ khô/ha.
Tuy nhiên, để thu được năng suất cao thì người trồng tỏi cần nắm được kỹ thuật trồng tỏi đúng cách. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh chia sẻ về kỹ thuật trồng tỏi, bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng tỏi hiệu quả

1.     Chọn giống tỏi

Hiện nay, có rất nhiều loại giống tỏi như: tỏi gié, tỏi trâu, tỏi tây,…Ở các vùng tỏi chuyên canh thường trồng 2 giống tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc là tỏi trắng và tỏi tía.
Tỏi trắng có đặc điểm to bản, củ to, lá có màu xanh đậm.  Đường kính củ đạt tới 4 – 4,5cm. Khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Mặc dù củ to nhưng giống tỏi trăng có khả năng bảo quản kém, hay bị óp.
Tỏi tía có đặc điểm là lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt. Tỏi này có củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ thường có từ 10 – 11 nhánh. Đường kính củ khoảng 3,5 – 4cm. Giống tỏi tía được trồng nhiều hơn tỏi trắng.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cảnh tươi tốt

2.     Thời vụ trồng tỏi

Riêng ở đồng bằng sông Hồng, tỏi thích hợp để trồng khoảng từ 25.9 – 5.10, thời gian thu hoạch từ 30.1-5.2.
Đối với khu vực miền Trung, tỏi thích hợp để trồng vào tháng 9-10, thời gian thu hoạch củ vào tháng 1-2.

3.     Làm đất, trồng củ

Đất trồng tỏi bạn nên chọn chân vàn cao, có khả năng thoát nước tốt. Khi lựa chọn đất xong, bạn nên làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa.
Làm luống rộng từ 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, bạn hãy rạch hàng bón phân. Mỗi luống nên trồng khoảng 5-6 hàng, khoảng cách hàng tốt nhất là 20cm.
Muốn sản xuất tỏi, bạn phải bồi lên trên 1 lớp đất thịt dày khoảng 2cm. Sau khi đầm chặt lớp đất thịt, bạn hãy tiếp tục rải lên 1 lớp phân chuồng. Sau đó tiến hành phả lên 1 lớp cát được lấy từ biển có bề dày khoảng 2cm rồi mới trồng tỏi.
Mỗi ha thì cần khoảng 1 tấn tỏi giống, khoảng cách trồng mỗi nhánh tốt nhất là từ 8-10cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên.
Sau khi trồng tỏi xong, bạn hãy dùng rơm rạ băm nhỏ, sau đó phủ một lớp dày 5cm để giữ ẩm và giúp hạn chế cỏ mọc quanh giống tỏi.

Chăm sóc tỏi sau trồng

1.     Bón phân cho cây tỏi

Để tỏi được phát triển và sinh trưởng tốt, bạn hãy bón phân theo liều lượng tham khảo như sau:
Đầu tiên, bạn hãy bón lót, tiến hành rải đều theo hàng và trộn kỹ lương phân gồm: Phân chuồng 15.000 -20.000kg (nếu đất chua bón thêm 500kg vôi bột) và bón 660-720kg phân NPK-S 5.10.3-8.
Sau đó, tiến hành bón thúc như sau:
– Lần 1 sau trồng khoảng 14 – 21 ngày: Bón 190-220kg phân NPK-S 12.5.10-14.
– Lần 2 sau đợt 1 khoảng 20 – 25 ngày: Bón 190-220kg phân NPK-S 12.5.10-14.
– Lần 3 sau đợt 2 khoảng 15 – 20 ngày: Bón 190-220kg phân NPK-S 12.5.10-14.

2.     Phòng bệnh và Tưới nước

Cây tỏi thường bị các bệnh như: Bệnh sương mai, bệnh than đen.
Để phòng tránh các loại bệnh này, bạn cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được cho phép đối với từng bệnh.
Để cấp đủ nước cho cây tỏi, bạn hãy tưới đủ nước đều từ lúc trồng đến khi cây mọc. Tuy nhiên, khi có 3-4 lá thật thì bạn nên tưới nước ít, thấm lên dần.
Trong khoảng thời gian sinh trưởng, bạn nên tưới khoảng 4 – 5 lần. Trước mỗi lần tưới rãnh bạn nên kết hợp bón thúc phân.

3.     Thu hoạch và Bảo quản tỏi

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng từ 125 – 130 ngày lúc lá đã già và gần khô.
Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già.. Lúc này, bạn có thể thu hoạch để tiêu thụ.
Thu hoạch bằng cách bạn hãy nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm. Sau đó treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu thu hoạch nhiều, bạn hãy để vào kho, trên giàn nhiều tầng.
Nếu chọn củ giống thì củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên khoảng 140 ngày. Bạn hãy chọn những củ tỏi có đường kính 3,5 – 4cm, có 10 – 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ và đem treo nơi thoáng mát.
Như vậy, tưởng chừng như phức tạp nhưng kỹ thuật trồng tỏi khá đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng tỏi và thu hoạch được năng suất cao. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.