Mách bạn công nghệ trồng Măng Tây hiện đại cho năng suất cao

Măng tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đây là một loại cây trồng lâu năm, mọc dạng bụi, có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Hiện nay, măng tây được nhiều vùng trồng nhưng năng suất vẫn chưa cao, chưa đạt chất lượng như mong muốn. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh chia sẻ bạn công nghệ trồng măng tây hiện đại với năng suất cực cao. Bạn hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!

Công nghệ trồng măng tây hiện đại

1.  Chuẩn bị đất trồng

Măng tây có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau. Tuy nhiên, măng tây sẽ phát triển rất tốt trên vùng đất tơi xốp, đất thị nhẹ giàu chất hữu cơ hoặc có thể là đất phù sa, đất cát pha, đất ven sông. Đồng thời, vùng đất trồng măng tây cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Tầng canh tác dày 40 – 50cm.
  • Độ pH từ 6,5 – 7,5.
  • Mực nước ngầm phải có độ sâu tối thiểu 1m.
  • Độ dốc của đất không quá 10%.
  • Khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng.
  • Không bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn.
  • Đất không bị nhiễm kim loại nặng.

Xem thêm: Bật mí kỹ thuật trồng rau màu năng suất cao

2.  Lựa chọn cây giống đạt chuẩn

Việc lựa chọn cây giống đạt chuẩn, chất lượng đóng vai trò rất quan trọng, giúp năng suất thu hoạch cao, tăng giá trị kinh tế. Cây giống được chọn cần đảm bảo các yếu tốt dưới đây:

  • Có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
  • Chất lượng cây giống đạt chuẩn.
  • Phù hợp với vùng sinh thái cần trồng.
  • Không bị sâu bệnh, có khả năng chống chịu tốt.
  • Được người tiêu dùng yêu thích.

3.  Xử lý giống măng tây

Bạn có thể sử dụng cây giống hoặc hạt giống để trồng. Trước khi tiến hành trồng, bạn cần xử lý như sau:
Bạn cần phơi nắng hạt giống khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó rửa sạch và ngâm trong nước ấm trong khoảng 12 – 14 giờ ở nhiệt độ 45 – 50ºC.
Sau đó, bạn hãy tiếp tục rửa sạch và ủ hạt trong cát ẩm cho đến khi nhìn thấy hạt ra rễ dài khoảng 0.5 – 1m thì tiến hành đem đi gieo.

4.  Lên luống cho đất và gieo hạt

Sau khi chọn được vùng đất phù hợp, bạn hãy lên luống với độ rộng 12m2 và rải lớp giá thể có độ dày khoảng 30cm.
Lưu ý: giá thể được trộn với phân chuồng + cát sạch + trấu hun + đất với tỷ lệ 1:1:1:1.
Sau đó, bạn hãy tạo từng rãnh trên mặt luống với chiều sâu 1,5cm, các rãnh cách nhau 10cm. Tiếp tục đặt hạt giống măng tây vào rãnh với khoảng cách cây cách cây 15cm. Cuối cùng là lấp đất vào các rãnh sao cho bằng mặt luống.

Xem thêm: Chia sẻ công nghệ trồng rau thủy canh chi tiết từ A – Z

5.  Cách chăm sóc cây giống măng tây

Công nghệ trồng măng tây hiện đại chú trọng đến việc chăm sóc từ giai đoạn mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bạn sẽ tiến hành chăm sóc măng tây như sau:

·    Tưới nước:

Bạn hãy tưới nước thường xuyên cho hạt giống theo dạng phun sương để giữ ẩm. Việc tưới nước cần thực hiện thường xuyên và đều đặn vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, bạn cần ngưng tưới nước khoảng 3 – 4 trước khi thu hoạch nhé.

·    Thoát nước:

Trường hợp mưa kéo dài trong quá trình măng tây phát triển thì bạn cần có giải pháp thoát nước tốt để không làm tổn thương đến bộ rễ. Bạn có thể dùng bơm để thoát nước, tránh ngập úng.

·    Bổ sung dinh dưỡng:

Bạn hãy bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho măng tây bằng cách trộn 10 lít nước + phân tổng hợp NPK 16.16.8 có nồng độ 0.5%. Bạn sẽ tiến hành bón phân có măng tây khoảng 15 ngày/1 lần và theo từng giai đoạn phát triển của cây.

·    Làm cỏ cho cây:

Cỏ là đối thủ cạnh tranh hết các dưỡng chất và làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của măng tây. Do đó, bạn hãy làm sạch cỏ dại xung quanh gốc măng tây thường xuyên. Lưu ý, trước khi bón phân bạn cũng cần phải làm cỏ và vun đất để phân bón được thấm sâu vào đất trồng.

·    Phòng trừ sâu bệnh hại:

Bạn cần kiểm tra cây trồng thường xuyên và có biện pháp khắc phục kịp thời khi phát hiện măng tây có dấu hiệu xuất hiện các loại sâu bệnh.
Sau mỗi lần làm cỏ để bón phân thì bạn nên phun thêm thuốc phòng ngừa tuyến trùng và nấm bệnh. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ dùng với liều lượng ít nhất có thể để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuyệt đối trong thời gian thu hoạch, bạn không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu bệnh nhé.

Xem thêm: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì?

6.  Thu hoạch

Thông thường, măng tây sẽ thu hoạch lứa đầu vào khoảng 4 – 5 tháng sau khi trồng. Bạn hãy tiến hành thu hoạch bằng tay, hãy nắm sắt gốc măng và nghiêng khoảng 30 độ, sau đó xoay và giật nhẹ là măng tây đã rời khỏi gốc.
Hoặc nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì bạn hãy dùng kéo để cắt sát phần thân măng là có thể thu hoạch được một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn về công nghệ trồng măng tây hiện đại. Công nghệ trồng cũng không quá phức tạp hay tốn nhiều nhân công. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thu hoạch măng tây với năng suất cao và đạt chuẩn chất lượng. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.