Mô hình trồng mít không hạt chuẩn nhất tại Việt Nam

Mít là giống cây thuộc họ dâu tằm, thân gỗ, loài cây ăn quả mọc chủ yếu ở Đông Nam Á và theo nghiên cứu kết luận chúng bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống loại như mít Thái, mít Tố Nữ, mít không hạt, mít nghệ,…thường cho quả vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa hè. Vỏ mít có nhiều gai nhọn, mùi thơm đặc trưng, không quá nồng như sầu riêng mà thoang thoảng hấp dẫn.
Theo y học cổ truyền, vài thành phần của mít có tác dụng chữa bệnh cao. Và trái mít chính là nguồn đem lại giá trị kinh tế cao nhất.
Bài viết này hướng tới đối tượng là giống mít không hạt, vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua mô hình trồng mít không hạt chuẩn nhất nhé.

Công dụng của các loại mít

Mít không đơn thuần chỉ là loại cây ăn quả, ở nó còn chứa các tác dụng giúp phòng chữa bệnh khá hiệu quả.
Mít có chứa nhiều hàm lượng sắt, tham gia vào quá trình tái tạo máu, giúp phòng ngừa thiếu máu của cơ thể. Hơn nữa các khoáng chất khác, đặc biệt là kali có trong mít còn giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim và giảm cholesterol có trong máu.
Mít còn có 1 công dụng khá tuyệt vời khác đó chính là phục hồi thể lực nhanh chóng sau khi vận động mạnh, đây quả là một tác dụng rất lớn đối với các vận động viên thể thao, hay tương tự như những người lao động tay chân mệt nhọc.
Ngoài ra, mít còn giúp phòng chống các bệnh ung thư, giúp xương khớp chắc khỏe, nó còn chứa hàm lượng canxi nhiều hơn cả lượng canxi có trong sữa. Ăn mít còn giúp kích thích tuyến sữa đối với các bà mẹ mới sinh, ngăn ngừa lão hóa da, cải thiện hệ miễn dịch. Trong mít rất giàu chất xơ giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu. Đặc biệt hơn rằng, ăn mít còn có thể giúp sáng mắt nữa đấy.

Mô hình trồng mít không hạt chuẩn nhất

Mít không hạt được một người nông dân có tâm với nghề phát hiện và đem về trồng. Phần vỏ bên ngoài không có gì khác biệt so với các giống mít khác, nhưng bên trong chúng hoàn toàn không có hạt, có thể ăn cả xơ và rất ngọt.
Thời điểm thích hợp: Để tiến hành trồng loài cây này, trước tiên người nông dân đều phải chọn giống và làm đất. Mặc dù giống mít không hạt có thể trồng quanh năm, nhưng theo nghiên cứu khuyên rằng, nên tận dụng các cơn mua đầu mùa từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch để tưới cho cây, và đó cũng là thời gian trồng mít thích hợp nhất.
Mật độ cây trồng: tùy thuộc vào loại đất. Đối với loại đất tốt, khi trồng chúng ta chú ý khoảng cách trồng giữa các cây là 5m, giữa các hàng là 6m. còn nếu vùng đất trồng khá cằn cỗi, khoảng cách giữa các cây và hàng nên kéo giãn thêm ra 1m. Chú ý cắt tỉa và đốn cây để cây ở vùng đất cằn cỗi phát triển nhanh hơn và giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn.
Mít không hạt có khả năng thích nghi tốt với mọi loại thổ nhưỡng. Nhưng loại đất phù hợp nhất là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH từ 5-7, thoát nước tốt.

Xem thêm: Giá quả mít không hạt? Mua mít không hạt ở đâu?

Quá trình trồng: Tiến hành đào hố để trồng, thường kích thước hố có độ rộng từ 40-50cm . Khi đào nên để riêng lớp đất trên mặt và bên trong ra một bên, sau đó bón lót mỗi hố từ 10-12kg phân chuống đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ. Trộn thêm 0,5g Basudin 10H và nửa kg vôi để phòng trừ mối và nâng độ pH cho đất.
Công đoạn làm đất và ủ phân sau khi đã hoàn thành, chúng ta tiến hành trồng cây vào hố. Dặm đất nhẹ nhàng và có thể cố định thân cây bằng một cành cây khác để cây phát triển rễ khỏe hơn không bị đổ. Chú ý lượng nước cho cây, tưới nước ngay sau khi trồng. Thường xuyên chú ý cắt tỉa, bón phân cho cây từ 30-45 ngày một lần, đến năm thứ 3 khi cây bắt đầu cho trái thì lượng phân tăng lên 0,5-1kg/ cây, bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Cứ hễ là cây thì tất nhiên đều sẽ gặp vấn đề sâu bệnh, do đó cần chú ý và chăm sóc cây thật tốt, cần có các biện pháp phòng tránh như phun thuốc hoặc bọc trái khi cây vừa ra quả non.
Sắp đến mùa kết trái của mít rồi đấy, mọi người đã bỏ túi cho mình kha khá các kỹ thuật trồng mít chưa? Chúc các bạn có một mùa mít bội thu.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.