Những điều bạn cần biết về cây xương rồng trong phong thủy

Xương rồng là một loài cây khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Ngoài tác dụng thẩm mỹ dùng, cây xương rồng còn có tác dụng trong lĩnh vực phong thủy. Tuy nhiên, việc đặt cây xương rồng không đúng chỗ, ngược lại sẽ mang nhiều phiền toái cho gia chủ. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy và những điều cần tránh nhé.
Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy
Trong phong thủy, xương rồng được xem là một trong lọai có hình dáng đặc biệt nhất. Thân cây xương rồng được bao bọc bởi những cái gai chi chít mọc hướng lên trời giống như xương của con rồng. Bên cạnh đó, cây xương rồng còn có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt như sa mạc nhưng lại có sức sống mạnh mẽ. Nó biểu tượng cho sức mạnh, sự cứng rắn, có thể vượt qua mọi trở ngại, thử thách, biến điều hung thành điều lành. Dù bạn có gặp khó khăn đến mấy, đều không chùn bước chân, tìm cách hóa giải và đi đến thành công.
Ngoài cứng, trong mềm là từ chính xác để miêu tả cây xương rồng. Vẻ bề ngoài gai góc, đối lập hẳn với thân mọng nước bên trong. Điều này biểu thị cho tình thương, sự quan tâm lẫn nhau. Bên ngoài tuy khô khan, khó gần, nhưng bên trong lại chứa đựng lòng nhân ái, tình cảm và sự yêu thương.

Xem thêm: Có nên trồng cây sống đời phong thủy trong nhà không? Trồng như thế nào?

Hình ảnh cây xương rồng nở hoa tượng trưng cho tình yêu lứa đôi vĩnh cửu. Dù chặng đường có chông gai, đều có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để bên nhau, để rồi đơm hoa kết trái, có được cái kết viên mãn.
Cây xương rồng còn có tác dụng lớn trong việc thanh lọc không khí. Những cái gai nhọn bên ngoài nhằm ngăn những nguồn năng lượng xấu, tiêu cực, những điều tà ác. Nó như một lớp áo giáp bảo vệ cho chúng ta khỏi những nguồn năng lượng đó, giúp cho tinh thần ổn định và bị quấy nhiễu.
Những điều cấm kỵ khi bày cây xương rồng phong thủy trong nhà
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, đã là cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy thì nên đặt trong nhà, những nơi gần mình nhất như bàn làm việc, bàn học,..Đó được xem là một sai lầm cực kì nghiêm trọng.
Đây là cây cấm kỵ không nên bài trí trong nhà vì người ta quan niệm rằng nó sẽ khiến cho gia chủ trong tình trạng không tốt, gặp nhiều bệnh tật, tình cảm không thuận lợi, tài sản dần tiêu tan.
Lý giải cho những điều trên là vì những chiếc gai nhọn xung quanh cây xương ảnh hưởng không tốt đến vận khí gia chủ. Nó như một luồng sát khí gây bất lợi, khiến cho gia chủ lâm vào tình trạng bệnh tật liên miên, mất sạch may mắn, đầu óc không sáng suốt, dễ bị đánh mất tài sản. Việc cây xương rồng nở hoa mang đến điềm lành cũng không lấn át được nguồn năng lượng xấu.
Nếu bày trí một chậu xương rồng trên bàn làm việc công ty thì công ty sẽ khó phát triển, người lãnh đạo không sáng suốt, năng suất làm việc kém dẫn đến sự thất thoát tài sản công ty, gây ra một vấn đề nghiêm trọng.
Không nên đặt cây xương rồng trong phòng ngủ, phòng tân hôn. Nó ảnh hưởng đến hành vi điều khiển cảm xúc của mình, làm cho chúng ta mất đi sự bao dung, nhẫn nhịn, khiến cho vợ chồng dễ gặp trục trặc, thương xuyên cãi nhau, gây tổn thương cho nhau

Xem thêm: 5 Tác dụng cây lưỡi hổ trong phong thuỷ có thể bạn chưa biết

Nên đặt cây xương rồng ở đâu để đúng phong thủy
Qua những điều đúc kết trên, chỉ ra một điều rằng, bạn chỉ nên đặt cây xương rồng bên ngoài cửa hay treo trên ban công hoặc sân thượng hay cạnh cửa sổ. Ngoài ra khi trồng cây xương rồng thành bụi tạo thành một cái hàng rào chắn chắc, làm người bảo vệ gia đình bạn khỏi những năng lượng tiêu cực, tà khí.
Chăm sóc cây xương rồng
Trong phong thủy, nếu chọn cây sinh trưởng, phát triển tốt sẽ mang lại vận khí tốt cho gia chủ và ngược lại. Chăm sóc cây xương rồng cần chú ý một số điều sau:
Thứ nhất, xương rồi chịu được khô hạn, tuy nhiên cần chú ý quan sát vì nếu cây xương rồng thiếu nước trầm trọng, khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, cây dễ bị bệnh và bị hư hơn. Mùa đông, tuần tưới một lần, mùa hè từ 2-3 lần/tuần

Xem thêm: Tất tần tật về cây nguyệt quế trong phong thủy

Thứ hai, cây xương rồng là cây ưa ánh sáng, vì thế cần đặt cây ở những nới có nhiều ánh sáng chiếu vào và thông thoáng như sân thượng, cửa sổ. Nhiêt độ để cây phát triển tốt là từ 15-28 độ C.
Thứ ba, đất thích hợp để trồng xương rồng là đất pha cát, chậu xương rồng cần có lỗ thoát nước, tránh tình trạng ngập úng, gây bệnh hai cho cây.
Trên đây, là những điều cần biết về cây xương rồng trong phong thủy mà bài viết muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hiểu được ý nghĩa và đặt cây xương rồng đúng chỗ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho bạn.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.