Share bí kíp “thần thánh” trồng nấm bằng mùn cưa

Được biết nấm là một loại thực phẩm mang rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người và được truyền tai nhau giúp hỗ trợ điều trị ung thư. Loại nấm này ko chỉ bổ dưỡng mà còn rất ngon miệng. Do đó, người tiêu dùng rất ưa chuộng và có giá trị kinh tế cũng khá cao.
Có thể nói, so với các loại cây khác thì nấm rất dễ trồng và không phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Có rất nhiều cách để bạn có thể trồng nấm hiệu quả. Trong đó, trồng nấm bằng mùn cưa vừa cho năng suất cao, vừa đơn giản lại nhanh thu hoạch. Bạn hãy xem ngay bí kíp trồng nấm bằng mùn cưa “thần than” ngay dưới đây nhé!

Các bước trồng nấm bằng mùn cưa

Xử lý nguyên liệu

Đầu tiên, bạn sẽ tưới nước vôi với tỉ lệ 3% lên đều trên mùn cưa sao cho độ ẩm đảm bảo khoảng 50 – 60% trong 15 ngày. Nguyên liệu sẽ được chất thành đống với chiều cao 1,2m và rộng 1,5 – 2m.
Trong quá trình ủ mùn cưa, cứ sau 5 ngày là bạn tiến hành đảo nguyên liệu từ dưới lên trên và trong ra ngoài 1 lần để giúp đống ủ được đều.
Đồng thời, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm và bổ sung nước vôi để giữ được độ ẩm cho mùn cưa nhé. Qúa trình ủ mùn cưa sẽ giúp tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại, giúp nấm dễ hấp thụ và sinh trưởng nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho mùn cưa bằng cách trộn phân hữu cơ, phân vô cơ, khoáng và đống ủ để giúp tăng cao năng suất nấm trồng.
Lưu ý:

  • Bạn không nên bổ sung quá 20% phân hữu cơ so với khối lượng đống ủ.
  • Không quá 50% phân vô cơ.
  • Chất khoáng chỉ cần 1%.

Địa điểm trồng nấm

Bạn cần chọn địa điểm trồng nấm thật sạch sẽ, cao ráo, bằng phẳng và không bị ngập úng. Không được trồng gần khu vực chăn nuôi, chứa nước thải hay rác sinh hoạt. Đồng thời, phải dọn sạch hết cỏ rác và rải vôi trước khi trồng để diệt khuẩn nhé.

Gieo meo giống

Đây là khâu quyết định đến chất lượng và năng suất của nấm trồng. Do đó, bạn cần gieo meo giống đúng tuổi, không bị nhiễm tạp khuẩn.
Lựa chọn bịch meo có chất lượng tốt như sau: sợi tơ nấm có màu trắng trong, khi mở bịch có mùi thơm đặc trưng của từng loại nấm. Lưu ý, không được chọn bịch meo có đốm màu đen, nâu, bị ướt, nhão và có mùi hôi.

Gieo trồng nấm

Có rất nhiều phương pháp để bạn lựa chọn trồng nấm như: khuôn gỗ, rổ nhựa hay đáp mô bằng tay.

·    Trồng bằng phương pháp vô khuôn:

Bạn hãy dùng khuôn có dạng hình thay và đáy cụt, có lỗ hở ở cả 2 mặt. Sau đó, nhồi nguyên liệu vào khuôn theo từng lớp sao cho mỗi lớp dày khoảng 10cm.
Bạn tiến hành cấy giống thành từng điểm sao cho cách bìa mô khoảng 5- 10cm và cách nhau khoảng 20 cm. Tùy theo từng mùa, bạn sẽ điều chỉnh chiều cao sao cho phù hợp nhất.
Vào mùa lạnh, bạn hãy chất mô cao lên khoảng 4 lớp. Đối với mùa nóng, chỉ nên chất 3 lớp. Phương pháp này rất thích hợp khi trồng phủ bạt kín ở ngoài trời hoặc trồng trong nhà có kệ. Khi trồng xong, bạn hãy phủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt nhé.

·   Trồng bằng phương pháp đắp mô:

Phương pháp này cũng rất đơn giản bằng cách rải mùn cưa dày khoảng 5cm và rộng 30 – 40cm theo 2 đường meo ở hai bên luống. Sau đó, bạn tiến hành rải tiếp lớp bã thải thứ 2, 3, 4 rồi vuốt mặt ngoài mô cho láng. Cuối cùng, bạn sẽ phủ lớp rơm mỏng bên ngoài để làm áo mô.

Xem thêm: Trồng nấm dễ không, cần bao nhiêu vốn, cần những gì để làm giàu từ nấm?

Cách chăm sóc nấm sau trồng

Thời gian nuôi ủ tơ (ươm sợi):

Đây là giai đoạn rất quan trọng, đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ của đống ủ. Do đó, bạn cần duy trì nhiệt độ 55 – 60%. Đồng thời, bạn cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên bằng nhiệt kế sao cho nhiệt độ trong mô luôn trên 35ºC.
Khi mô làm xong thì bạn cần phơi mô khoảng 2 – 3 nắng để bề mặt được khô rồi mới làm áo mô. Sau đó, tưới nước và điều chỉnh ẩm độ của mô phù hợp. Bạn hãy tưới nước bằng vòi sen có tia nước nhỏ để không làm hư mô nấm nhé.

Tưới nước:

Trong giai đoạn ủ tơ, bạn cần hạn chế tưới nước. Bởi nếu tưới vào thời điểm này sẽ là ảnh hưởng đến nấm trồng. Đối với trường hợp nắng gắt, bạn hãy tưới nước xung quanh mô để bổ sung đủ độ ẩm, đồng thời giúp hạ nhiệt nấm.
Tùy vào thời tiết, bạn có thể thu hoạch sau khoảng 15-20 ngày khi được cấy meo. Trường hợp trồng trên mùn cưa thì thời gian nấm cho quả lâu hơn 3 – 7 ngày.

Thu hoạch nấm:

Bạn hãy chọn những búp nấm có kích thước đạt tiêu chuẩn. Sau đó, dùng tay xoay nhẹ để tách nấm ra khỏi mô sao cho không để sót lại chân nấm. Sau khi thu hoạch xong, bạn hãy đậy kỹ áo mô lại. Bạn sẽ thu hoạch kéo dài 3 – 4 ngày. Sau khi thu hoạch xong đợt 1, bạn hãy ngưng tưới nước 1 ngày và sau đó chăm sóc lại như thơi gian đầu.
Như vậy, cách trồng nấm bằng mùn cưa vô cùng đơn giản và hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được bí kíp trồng nấm bằng mùn cưa thu hoạch được năng suất và chất lượng cao nhất. Chúc bạn thành công!
Bật mí cách trồng nấm bằng mùn cưa “thần thánh” vô cùng hiệu quả, nhanh thu hoạch, đạt năng suất cao và chất lượng đạt chuẩn. Những lưu ý khi trồng nấm bằng mùn cưa bạn cần phải biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.