So sánh cách trồng quýt đường ở Miền Bắc và Miền Nam

Nhắc đến các giống cây ở Miền Nam có thể trồng ở Miền Bắc chúng ta không thể bỏ qua giồng quýt đường cho trái ngọt, thanh mát được. Vậy cách trồng cây quýt đường hay còn gọi là quýt ngọt của người dân Miền Bắc có khác gì người dân Nam bộ chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn.

Đặc tính của cây quýt đường

Hiện nay cây quýt đường được người dân Miền Bắc lẫn Miền Nam trồng rất nhiều và mang lại lợi nhuận rất cao cho người trồng. Vậy giống cây quýt đường có đặc tính gì mà nhiều người trồng chúng ta hãy tìm hiểu

    1. Đặc tính về giống cây quýt đường

Cây quýt đường hay được gọi là quýt ngọt là giống cây rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất trồng, chỉ cần lưu ý cung cấp đủ nước cây sẽ phát triển tốt. Quả quýt có có hình tròn dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy quả lõm, mọng nước, thịt quả quýt ngọt. Khi chín quả có màu xanh hoặc chuyển sang vàng xanh. Mỗi quả quýt đạt chuẩn khi chín có thể nặng từ 150 gam đến 200 gam. Lá cây hình trứng, màu xanh đậm. Cây quýt đường có thân gỗ nhỏ.
Cây quýt đường trưởng thành cao từ 1-2m, tán cây rộng từ 1-2m. Giống cây quýt đường có thể từ giống ghép hoặc cây con tại vườn ươm. Giống cây quýt đường ghép thường thu hoạch sau 2 năm, năng suất nhiều nhất từ năm thứ 3 khi cây hoàn toàn trưởng thành. Đối với cây giống từ vườn ươm khoảng 5-6 năm mới cho thu hoạch. Thường từ khi có quả con đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 7-9 tháng. Thường quýt đường mỗi năm cho thu hoạch hai lần, vụ chính vào tháng 10, vụ phụ vào tháng 3. Hiện nay để tăng năng suất người trồng quýt áp dụng xử lý ra hoa nghịch mùa để có năng suất và giá thành cao hơn.

    2. Cách trồng quýt đường

Cây quýt đường mang tiếng dễ trồng nhưng người trồng cần chú ý đến việc cung cấp nước cho cây và phải đào rãnh thoát nước tránh trường hợp ngập úng rễ. Trong giai đoạn  từ 1-3 tháng đầu có thể một tuần tưới nước một lần để đảm bảo độ ẩm cho cây. Đến khi cây cho quả cần cung cấp nước mỗi ngày để tạo quả vì cây có quả mọng nước. Trước khi trồng cần phải xử lý đất như: làm cỏ, phơi đất, bón lót cho cây bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ,…. Đào rãnh thoát nước cho cây nếu đất thấp. Khoảng cách trồng mỗi cây cách nhau từ 3-4m có thể trồng so le.
Tuy cây dễ trồng có thể tự phát triển nhưng chúng ta cũng phải bón phân cho cây. Nên bón vào các giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa đậu trái và sau thu hoạch. Phân sử dụng để bón cho cây thường là đạm, lân, kali. Có thể bón cho cây hoàn toàn bằng phân chuồng và phân hữu cơ. Lưu ý khi bón cần cuốc rãnh sâu khoảng 5 – 10cm; rộng khoảng 10 – 20cm và cách gốc 0,5 – 1m tùy từng tán cây; cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Việc đào rãnh này giúp cây dễ hấp thụ phân và tránh tình trạng nước làm phân trôi đi. Khi cây giao tán nên xới nhẹ đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm để giúp rễ cây bên dưới được thoáng.

Xem thêm: Thủ thuật trồng quýt hồng Lai Vung chất lượng cao

Trồng quýt đường ở Miền Bắc có gì khác so với Miền Nam

Quýt đường không những trồng ở Miền Nam mà còn trồng nhiều ở Miền Bắc. Cùng một loại giống quýt đường trồng ở hai nơi có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có cách trồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu

   1. Trồng quýt đường ở Miền Bắc

Đặc tính quýt đường thích hợp với mọi loại đất khác nhau. Nên không sợ không thích nghi được đất đá, khô hạn ở Miền Bắc. Nhờ vào điều kiện đất đá, khô hạn nên không cần quan tâm đến việc rễ cây bị ngập úng chỉ cầu chú trọng đảm bảo lượng nước cho cây sinh trưởng phát triển là được.
Trồng quýt đường người dân Miền Bắc thường trồng vào mùa xuân và mùa thu vào khoảng tháng 2-3 và tháng 10-11. Thời gian thu hoạch đợt 1 là vào tháng 10 và đợt 2 là tháng 3 năm sau. Năng suất mỗi cây trung bình từ 50kg trở lên. Giá thành khoảng 20.000 đồng/kg. Với năng suất và giá thành này đem lại cuộc sống ổn định cho nhiều người dân.

    2. Cách trồng quýt đường của người dân Miền Bắc và Miền Nam có gì khác nhau

Do khí hậu khác nhau nên thời gian trồng cây quýt của người dân Miền Bắc và người Nam bộ cũng khác nhau.
Ở miền Bắc thường trồng vào tháng 2-3 và tháng 10-11 hằng năm vì thời tiết vào thời gian này thuận lợi cho cây con phát triển tốt. Đối với Nam bộ thì có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng phải chú ý đến độ ẩm của cây. Tuy nhiên nếu muốn trồng cây phát triển tốt nhất người dân nên chọn vào thời điểm khoảng tháng 4-5 âm lịch đây là thời điểm cuối mùa khô đầu mùa mưa nên rất tốt để cây sinh trưởng và phát triển. Ở Miền Nam thường đào rãnh để trồng quýt vì thường là vùng đất trũng, mưa kéo dài sẽ dẫn đến ngập úng rễ.
Trên đây là so sánh về cách trồng quýt đường ở Miền Bắc và Miền Nam. Hy vọng sẽ cung cấp thêm một số kiến thức giúp ích cho người dân đang quan tâm về việc trồng cây quýt đường ở Miền Bắc. Chúc người dân trồng quýt có một mùa bội thu!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.