Tìm hiểu cách trồng quýt Thái đạt hiệu quả cao, năng suất vượt trội

Hiện nay bà con nông dân trồng quýt không chỉ biết đến duy nhất một loại là quýt hồng mà còn có sự xuất hiện của nhiều giống quýt mới trong đó có quýt Thái. Cách trồng và chăm sóc giống quýt Thái có giống quýt hồng không? Trồng như thế nào để có năng suất cao bà con hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Về cây quýt Thái và nhu cầu về đất trồng cho giống quýt Thái

Mỗi giống quýt sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là người nông dân phải nắm thật chắc những kỹ thuật trồng cây cơ bản thì hiệu quả sẽ như mong muốn. Riêng đối với cây quýt Thái nó đòi hỏi chúng ta phải đầu tư ngay từ lúc ban đầu, tất cả các khâu chuẩn bị đều phải thật sự chu đáo vì đây là giống quýt lai khác hẵn các giống quýt nội địa.

1.  Giống quýt Thái

Đã gọi là quýt thái nghĩa quýt có nguồn gốc từ Thái Lan. Chúng ta có thể mua giống từ các trại giồng có uy tin. Cây giống thường là cây ghép thời gian cho trái là 24 tháng. Cũng có thể là cây con từ vườn ươm. Cây quýt thái đúng chuẩn không lai có quả không hạt hoặc hạt lép, vỏ màu vàng, lá hình trứng có màu xanh đậm. Cây phát triển cao tối đa 3,5m, tán lá rộng 2m.
Về cách trồng sau khi chuẩn bị tươm tất phần đất và cây giống chúng ta chỉ cần đảm bảo tốt các kỹ thuật bồi mô, đào hố ở giữa trộn phân chồng cho vào và đặt bầu giống nằm gọn trong hố cuối cùng là bồi thêm đất để cây có thể đứng vững trong vùng đất mới. Có thể dùng cây để chổi cho cây quýt đứng vững vì giống cây ưa nắng nên khu vực trồng thường không có cây che phủ nên trống chổi để cây có thể chịu được các cơn mưa gió.

2. Đặc điểm của đất trồng quýt Thái

Trồng bất cứ loại cây nào khâu chuẩn bị đất trồng cũng là khâu quan trọng nhất. Đối với quýt thái cũng vậy khâu chuẩn bị đất là quan trọng nhất để cây quýt có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với đặc tính cây quýt thái là ưa nắng nên nhà vườn cần chú ý đến khoảng cách của các cây, thường khoảng cách trồng giữa hai cây quýt sẽ dao động từ 2 – 4m. Khoảng cách này có thể giúp cấy hấp thụ ánh sáng và nhanh chống phát triển.
Tuy quýt thái là cây mang tiếng dễ trồng chịu phèn và có thể trồng ở đất mặt nhưng bà con cũng không thể bỏ qua dinh dưỡng của đất trồng quýt để cây phát triển tốt nhất. Trước khi trồng bà con nên làm sạch cỏ, rãi vôi bột phơi đất để duyệt một số mần bệnh trong đât. Cung cấp dinh dưỡng cho đất thông qua việc bón lót phân hữu cơ, phân Supe lân và phân Kali.

Xem thêm: Kinh nghiệm trồng quýt trong chậu hiệu quả cao

Kỹ thuật chăm sóc cây quýt thái cho năng suất cao

Mọi người trồng quýt đều đề cập đến các vấn đề chăm sóc cây quýt nhiều hơn là cách trồng cây. Họ cho rằng, bí quyết trồng cây quýt có năng suất vượt trội chủ yếu phụ thuộc vào công chăm sốc cây.

1. Điều kiện để cây quýt Thái phát triển tốt

Về độ ẩm: Giống với quýt Hồng để giúp cây quýt Thái mau bắt đất và phát triển tốt chúng ta cần giữ ẩm cho cây bằng cách dùng cỏ dại và rơm phủ quanh góc cây. Đông thời, chúng ta nên chăm chỉ xới đất quang gốc sau những trận mưa lớn để giúp rể cây dễ thở hơn. Hằng năm nên xới đất khoảng 2-3 lần.
Cung cấp nước: Chăm chỉ tưới nước vào mua khô đều đặng mỗi ngày, tránh tình trạng cây mất nước, suy nhược và héo dần. Còn khi mưa xuống phải đào rãnh để thoát nước tránh tình trạng ngập úng kéo dài làm thối rễ dẫn đến chết cây.
Cắt tỉa cành: Khi mới đặt cây con xuống ta nên cắt bớt cành và tỉa cành khô để giảm sự thoát hơi nước cho cây giúp cây bắt đât tốt. Quá trình cây phát triển cũng cần cắt tỉa cành khô, tán cây không cần thiết đẻ cây cho trái hiệu quả.

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển

Ngoài ưu điểm dễ trồng chịu nắng, chịu phèn và đất mặt của cây thì chúng ta cũng phải quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng định kỳ cho cây thông qua việc bón phân.
Trong giai đoạn cây đang phát triển nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây quýt Thái bằng các kết hợp song song hai loại phân vô cơ và hữu cơ. Đới với phân vô cơ thì chúng ta có thể tận dụng các nguồn phân có sẵn thừ gia súc như gà, vịt, heo, bò,…Còn phân vô cơ thì có 3 loại thông dụng nhất chính là đạm, lân và kali.
Khi cây đã trưởng thành cần cung cấp phân để tạo và nuôi trái:

  • Trước khi cây ra hoa: bón phân Urê để hoa chắc khỏe, kích thích khả năng đậu trái cao.
  • Khi cây đậu trái 6 – 8 tuần: bón phân Urê và kali để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nuôi quả.
  • Trước khi thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón phân kali để quả quýt có vị ngọt thu hút người dùng.
  • Sau khi thu hoạch trái bón: phâ lân và Urê để cây lấy lại sức sau những ngày mang đầy trái trên thân.

Lưu ý: Chúng ta nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ, phân chuồng trong quá trình cho trái cũng như sau mỗi mùa vụ để cây luôn có sức chóng chọi với sâu bệnh và thời tiết.
Đối với phân chuồng hay phân hóa học, phải bón phân đúng cách thì hiểu quả cho cây mới đạt được mức cao nhất: Dựa theo tán cây để bón, xới đất xung quanh gốc cây cách gốc 0,5 – 1m tùy từng tán cây để cho cây dễ hấp thụ, sau đó đều tưới nước vào gốc cây. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm phân trôi đi và phất đi một số thành phần cần thiết trong phân.
Trên đây là những chia sẻ về cách trồng quýt thái. Hy vọng sẽ giúp ích cho nhưng ai đang muốn thử sức với cây quýt Thái. Chúc bà con có một quýt mùa bội thu!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.