Tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ

Sầu riêng ruột đỏ là một loại quả có nguồn gốc từ Malaysia với tên gọi là Sukang. Được biết đây là loại quả mặc dù khác lạ  so với loại quả sầu riêng ruột vàng thường thấy ở Việt Nam nhưng cũng rất được ưa chuộng.
Khác với các loại sầu riêng vàng thông thường, sầu riêng ruột đỏ có màu đỏ như quả gấc. Đồng thời, mùi vị cũng rất đặc trưng, phần cơm khô và mỏng hơn với vị ngọt ngọt chua chua rất lạ miệng.
Hiện nay, sầu riêng ruột đỏ cũng được trồng ở một số nơi nhưng chưa được phổ biến. Vậy loại sầu riêng này được trồng như thế? Chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng đỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ

Lựa chọn cây giống

Sầu riêng ruột đỏ được trồng chủ yếu bằng cây con. Khi lựa chọn cây con giống, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cây giống có chiều cao từ 50 – 60cm.
  • Đường kính thân khoảng 3cm.
  • Có khả năng phát triển tốt.
  • Không bị nhiễm sâu bệnh hại.
  • Cây cha phải phát triển tốt, năng suất cao và đều.

Đất đai

Sầu riêng ruột đỏ là loại cây mọc ở rừng nên được xem là rất dễ trồng, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau như: đất cát phan, đất thịt hay đất đỏ Bazan.
Vùng đất phải đảm bảo độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Độ pH từ 5 – 7 sẽ tốt nhất.

Xem thêm: Giá cây giống sầu riêng ruột đỏ? Giống sầu riêng ruột đỏ mua ở đâu?

Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng sẽ được đào và xử lý trước 1 tháng, trước khi tiền hành trồng cây giống sầu riêng ruột đỏ.
Kích thước hố trồng: 60x60x60cm
Cách xử lý hố: Bạn hãy trộn đều tất cả lượng phân sau với lớp đất mặt và lấp hố để ủ: 0,5kg phân Lân + 20kg phân chuồng hoai mục + 1 kg Vôi bột.
Thời vụ trồng sầu riêng ruột đỏ
Giống sầu riêng ruột đỏ được trồng ở nước ta vào tháng 5 đến tháng 8. Trồng vào mùa mưa sẽ tiết kiệm được nước và công tưới. Đồng thời, cây cũng phát triển nhanh hơn.

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng ruột đỏ

Đất trồng đã được xử lý trước khoảng 1 tháng, bạn bắt đầu trồng cây với các bước sau:
Bước 1: Cắt bỏ đáy bầu và đặt cây giống xuống hố
Đầu tiên, bạn hãy cắt bỏ đáy bầu, cắt bỏ các rễ thừa mọc xung quanh. Sau đó đặt bầu giống xuống hố ngay tại trung tâm hố và ngay ngắn.
Sau đó, bạn hãy bắt đầu cắt một đường ở dọc túi nilon rồi kéo nhẹ ra.
Bước 2: Rải phân
Cây đặt xuống hố và bạn bắt đầu lấp đất đến 2/3 bầu rồi tiến hành rải phân. Phân được rải với liều lượng như sau: 5 – 10g phân lân nung chảy hoặc phân Super lân.
Sau đó, lấp hết 1/3 hố còn lại và nén chặt đất, tưới nước.

Chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ

Bón phân

Để cây sầu riêng ruột đỏ phát triển tốt và năng suất cao, bạn cần bón phân cho cây. Bạn hãy kết hợp bón cả phân hóa học và phân vô cơ. Trong đó, phân hữu cơ là rất cần thiết để giúp cây phát triển bền vững.
Lượng phân hữu cơ sẽ được bón khoảng 5kg/góc. Sau một năm, lượng phân sẽ tăng lên 20% ở mỗi gốc.
Phân hóa học thường là bón phân NPK 16-16-8-13S cho mỗi gốc cây sầu riêng ruột đỏ.

Tỉa cành, tạo tán

Với cây sầu riêng ruột đỏ, bạn cần cắt tỉa và tạo tán khi cây còn nhỏ. Khi cây mới trồng, bạn hãy tỉa bỏ hết các chồi gốc, chỉ để lại duy nhất ngọn.
Khi cây con đã lớn được 2m, bắt đầu tỉa bỏ các cành khô, cành xấu, cành vượt. Chỉ được để một thân chính để cây phát triển.

Thu hoạch sầu riêng ruột đỏ:

Thường thì bạn sẽ bắt đầu thu hoạch quả sầu riêng ruột đỏ từ năm thứ 3 trở đi. Những quả có gai nở to, vỏ hơi nứt ra, sờ mềm, có mùi đặc trưng thì bạn tiến hành thu hoạch.
Như vậy, kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ cũng khá đơn giản. Rất mong những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng và thu hoạch năng suất cao nhé!
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ. Cách trồng sầu riêng ruột đỏ năng suất cao. Những lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ không phải ai cũng biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.