Bật mí cách trồng dừa cạn bằng cách giâm cành chuẩn

Tô điểm cho vườn cây hay nhà bạn bằng những chậu hoa đầy màu sắc, bạn đã thử chưa? Bạn có muốn tự tay mình trồng nên những bông hoa rực rỡ đó không? Tưởng tượng ra cảnh cả ngôi nhà và khu vườn bạn tràn ngập đầy sắc thắm, nơi đó bình yên và đem lại cho bạn cảm giác thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi hay chỉ đơn giản là không gian đẹp cho những buổi tụ tập gia đình và bạn bè.
Hiện nay có rất nhiều loại hoa để bạn lựa chọn như bông sứ, bông mười giờ, bông giấy với những đặc tính dễ trồng và chăm sóc. Nổi bật trong số đó là cây dừa cạn.
Cây dừa cạn còn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G.Don thuộc họ trúc đào, người Việt chúng ta còn gọi nó là cây hải đằng, trường xuân hoa hay dương giác. Hoa có ba màu là hồng, tím và trắng. Thân cây hoa cao khoảng 30-60cm, thân mềm, phân nhiều nhánh. Cây có lá màu xanh đậm hình bầu dục và mọc đối nhau.
Ngoài công dụng làm đẹp không gian, mang lại hương thơm ngào ngạt phảng phất trong gió đi muôn nơi, cây dừa cạn còn có công dụng làm cây thuốc chữa bệnh như huyết áp, bệnh trĩ, tiểu đường,…
Trồng dừa cạn có hai phương pháp là trồng bằng hạt và trồng bằng cách giâm cành. Nhưng trồng bằng hạt sẽ làm kéo dài thời gian ra bông và sẽ không giữ được màu gốc của cây hoa mẹ. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn trồng cây dừa cạn bằng phương pháp giâm cành với nhiều ưu điểm vượt trội.

Quá trình trồng cây dừa cạn bằng phương pháp giâm cành

Với phương pháp trồng này mang đến nhiều ưu điểm như cây hoa phát triển nhanh, thời gian cho hoa được rút ngắn và giữ được màu hoa gốc của cây hoa mẹ.
Đầu tiên chúng ta chuẩn bị những cành dừa cạn với màu sắc ưng ý, cắt cành khoảng 5 cm, tỉa bớt lá để hạn chế khả năng thoát hơi nước. Lưu ý nên chọn những cành già để khả năng ra rễ cao hơn.
Chúng ta chọn giá thể để giâm cành là hỗn hợp sơ dừa trộn với trấu (trộn chung rồi đem ủ trong vòng một tháng). Đem cành hoa đã chọn giâm trồng vào giá thể. Sau đó, tưới nước cho cây (tưới đậm) và đặt cây trong bóng râm. Sau một tháng khi cành giâm ra lá non chúng ta có thể đem trồng riêng từng chậu.

Hướng dẫn chăm sóc cây dừa cạn

Cần kích thích rễ phát triển nhanh bằng cách phun thuốc, pha thuốc kích thích rễ trộn lần với thuốc chống nấm để thân cây không bị nấm và côn trùng, sâu bọ phá.
Tưới đều đặn 2 ngày một lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm cây ít ra hoa và tình trạng ngập úng, không nên tưới trực tiếp lên cây hoa. Nên bón phân NPK theo tỉ lệ được hướng dẫn.
Tránh để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng hoa dừa cạn hiệu quả

Các bệnh cây dừa cạn thường gặp

Vi khuẩn Xanthomonas malvacearum gây ra bệnh thối nhũn ở cây.
Bệnh nấm xuất hiện khi ta đặt cây trong môi trường ẩm ướt một thời gian dài.
Sâu ăn lá non thường là sâu keo.
Sử dụng thuốc diệt côn trùng bằng cách trộn lẫn hỗn hợp thuốc Regent và Haihamec để tránh côn trùng và để cho cây phát triển mạnh mẽ.

Cách trồng cây dừa cạn có nhiều màu

Chúng ta tạo ra cây dừa cạn có nhiều màu hoa bằng cách ghép những giống hoa lên cùng một gốc ghép. Chọn những nhánh có độ lớn thích hợp (bằng ruột cây bút bi) trên gốc ghép. Chọn những cây giống có độ lớn tương đương gốc ghép, dùng lưỡi lam hoặc dao rọc giấy chẻ đôi gốc ghép. Cần cắt bỏ hết lá ở phần gốc ghép cây giống sau đó cắt gốc có hình nêm. Luồn phần gốc ghép cây giống vào phần vữa chẻ đôi, dùng bao ni long quấn xung quanh cố định vào chỗ vừa ghép để tránh nước vào.
Đặt cây ghép vào chỗ mát, che mưa, che nắng cho cây. Sau hai tuần, khi cây ghép đã sống và phát triển, tiến hành bỏ lớp nilon. Không được để đất, bụi, nước dính vào chỗ gốc ghép.
Nên ghép các màu hoa xen kẽ với nhau để cây ra hoa đẹp và cân đối.
Ta đa, vậy là xong rồi đấy, thật đơn giản phải không nào. Các bạn đã sẵn sàng sắn tay áo lên để trồng cho mình những chậu hoa chưa nào?

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.