Trồng vải thiều ở miền nam: có khả thi

Vải là một loại trái cây đặc sản nổi tiếng từ rất lâu đời và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước Việt Nam. Quả vải có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người trồng vải và được xuất khẩu ra các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản,…Ngoài khí hậu lạnh ở miền Bắc để cây vải dễ dàng thích nghi và phát triển, trồng vải ở miền Nam liệu có khả thi không?
Khí hậu ở miền Nam để trồng cây vải thiều
Miền Nam nước ta có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và mùa khô và nhiệt độ cao quanh năm. Thời tiết ở miền nam thường rất nóng và có ít ngày lạnh trong một năm. Vải thiều là loại trái cây ra hoa ở nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ từ 0-10 độ C sẽ rất thuận lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa, còn ở điều kiện nhiệt độ 11-14 độ C, cành hoa và lá đều có thể phát triển sớm trở thành các chùm hoa có giá trị kinh tế.
Vì vậy, điều kiện khí hậu ở miền Nam nắng nóng sẽ không thích hợp để trồng cây vải thiều khi cây không thể ra hoa được.
Điều kiện sinh thái để cây vải thiều phát triển tốt
Nhiệt độ
Ở điều kiện nhiệt độ từ 20-25 độ C, cây vải thiều sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn tới việc ra hoa đực và hoa cái của cây vải thiều và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cuối vụ mùa.

Xem thêm: Vải không hạt của Nhật có gì đặc biệt? Cách trồng như thế nào?

Mưa và độ ẩm
Cây vải thiều được trồng vào hai vụ mùa chính đó chính là vụ mùa xuân (trồng vào tháng 3-4) và vụ mùa thu (trồng vào tháng 8-9 hằng năm). Đây là hai thời điểm cây vải sinh trưởng mạnh nên cần một lượng lớn nước tưới cho cây. Ở giai đoạn phân hóa mầm hoa, nếu cây vải được cung cấp đủ nước thì tỉ lệ hoa đực sẽ giảm, tỉ lệ hoa cái tăng, làm tăng thêm khả năng đậu nhiều quả của cây. Còn khi cây nở hoa, nếu có mưa nhiều sẽ làm hoa bị thối, tỷ lệ đậu quả thấp dẫn đến vải mất mùa.
Điều kiện ánh sáng
Trong thời kỳ phân hóa mầm hoa và thời kì hoa nở cây cần rất nhiều ánh sáng. Số giờ cần chiếu sáng trong một năm cần thiết cho cây vào khoảng 1700-1800 giờ/năm. Khi đó, quá trình quang hợp và đồng hóa của cây sẽ diễn ra thuận lợi, số lượng hoa cái tăng đẫn đến khả năng đậu quả nhiều hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây vải thiều đạt chuẩn với năng suất cực cao

Đất trồng cây vải thiều
Cây vải thiều không kén đất trồng, thích nghi tốt với nhiều loại đất như đất cát, đất phù sa, đất đỏ, đất bazan,…Yêu cầu của đất trồng vải phải thoát nước, tầng đất dày và cây ưa những vùng đất trồng có độ chua nhẹ. Trồng ở đất đồi, phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 25 độ, phải có băng cây chống xói mòn và phải trồng theo đường đồng mức.
Các giống vải thiều ngon phổ biến ở Việt Nam

  • Giống vải thiều Thanh Hà: khi hỏi đến vải thiều ở đâu ngon nhất, người ta thường nhắc đến vải thiều Thanh Hà, các giống vải thiều khác đều lấy giống từ vải Thanh Hà mà ra. Vải thiều Thanh Hà có đặc điểm quả nhỏ, hình dáng quả gần tròn, có vỏ màu đỏ vàng, hạt lép, vải có vị ngọt thanh, thơm và hơi chua rất đặc trưng. Vải Thanh Hà được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được nhiều người yêu thích.
  • Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang): nếu vải thiều Thanh Hà xếp thứ nhất, thì vải thiều Lục Ngạn sẽ giữ vị trí thứ hai về độ ngon và hương vị của nó. Khi chín, quả vải có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt sắc và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy vải thiều Lục Ngạn là lấy giống từ vải Thanh Hà nhưng sau nhiều năm, nó đã mang cho mình nhiều ưu điểm vượt trội như quả to hơn và có hương vị đặc trưng cho riêng mình.
  • Vải thiều Xuân Đỉnh (Hà Nội): vải thiều Xuân Đỉnh là một đặc sản nổi tiếng ở Hà Nội. Hình dáng quả vải gần giống với vải thiều Thanh Hà là gần tròn nhưng quả to hơn một chút, hạt lép, vỏ có màu đỏ thắm nhìn rất bắt mắt.

Xem thêm: Phương pháp trồng cây ăn quả bằng thủy canh

Mỗi vùng miền sẽ thích hợp trồng những loại cây khác nhau. Ngoài miền Bắc với điều kiện tốt để vải thiều thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt, vải thiều đã trồng thành công ở Tây Nguyên và mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nơi đây.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.