...

Cách lắp ống tuần hoàn bùn về bể Anoxic như thế nào?

Bạn là người mới vào nghề? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm? bạn chưa hiểu rõ về cách lắp ống tuần hoàn bùn về bể anoxic?
Theo đánh giá, việc lắp tuần hoàn bùn về bể anoxic không hề đơn giản và rất nhiều bạn nếu chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ mắc sai lầm và cho hiệu quả không cao. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Vậy bể Anoxic là gì? nguyên lý hoạt động của bể như thế nào?

Trước khi biết được cách lắp ống tuần hoàn bùn về bể anoxic, bạn cần phải biết rõ bể anoxic là gì và bể có nguyên lý hoạt động, cấu tạo như thế nào.
Bể anoxic là một trong những bể sử dụng trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO. Khi được lắp và tính toán chính xác, bể anoxic sẽ cho hiệu quả xử lý nước thải tăng lên rất cao.
Bể anoxic là hệ thống xử lý nitro bằng các phương pháp sinh học. Trong bể anoxic, công nghệ xử lý thường được áp dụng là nitrat hóa và khử nitrat. Ở bể anoxic, quá trình xử lý nước thải sẽ diễn ra như: lên men, cắt mạnh, khử nitrat,…
Để quá trình xử lý nước thải có hiệu quả, thông thường bể anoxic sẽ được kết hợp với bể Aerobic. Nước thải khi đã được xử lý ở bể Aerobic sẽ được dẫn vể bể Anoxic.
Thông thường, trong bể sẽ được trang bị các máy móc, thiết bị hỗ trợ như:

  • Máy bơm khuấy trộn nước trong bể.
  • Hệ thống hồi lưu bùn vi sinh.
  • Hệ thống hỗ trợ và cung cấp dưỡng chất cho vi sinh vật thiếu khí.

Lưu ý: Điều cần biết khi bể anoxic kết hợp aerotank

Vậy lắp đường ống tuần hoàn bùn vể bể anoxic như thế nào?

Hiện nay nhiều kỹ thuật áp dụng tuần hoàn bùn từ bể Aerotank về bể Anoxic bằng cách: Lắng 1 -> Anoxic -> Aerotank -> Lắng 2
Chỉ có mỗi đường tuần hoàn bùn từ lắng 2 về bể Anoxic nên muốn dời đường tuần hoàn bùn từ lắng 2 về Aerotank, lắp thêm đường tuần hoàn từ cuối Aerotank về Anoxic giúp tăng khả năng xử lý NO3.
Bạn hãy mặc định để một ống tuần hoàn về bể anoxic là hợp lý nhất và lưu lượng tuần hoàn bùn vể anoxic là 200%.
Lưu ý: bạn hãy chừa một ngăn giảm DO đến 1mg/l rồi mới tuần hoàn về.
Nước tuần hoàn từ cuối bể về đầu anoxic
Lưu lượng tuần hoàn thông thường là (2-4) *Q ~ 400 – 800m3/ngày.
Bạn phải tuần hoàn từ cuối bể Aerotank sẽ giúp giảm nồng độ nitrat đi vào bể lắng. Nếu nồng độ nitrat lớn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khí làm trào bùn.
Nhiều người cho rằng, để giảm bớt lượng vi sinh xử lý nước thải thì sẽ cho tuần hoàn bùn từ lắng 2 về bể anoxic. Tuy nhiên, trên thực tế thực hành thì việc cho tuần hoàn cuối về đầu bể anoxic sẽ không hề gây bất kì tác hại gì.
Riêng về anoxic phải khuấy trộn đầy đủ, một số chủng vi sinh vật thiếu khí chỉ có khả năng chuyển NO3 thành N2. Nhờ đó các chế phẩm vi sinh vật xử lý Nito sẽ sống được cả môi trường có oxy và thiếu oxy.

Tham khảo: Ống bùn tốt nhất cho hệ thống tuần hoàn về bể Anoxic 

Quá trình Selector hay nói rõ hơn là việc sục khí cường độ cao với sự có mặt của dòng bùn tuần hoàn ở bể nhỏ phía trước bể Aerotank sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn dạng sợi, tránh hiện tượng quá tải trong bể lắng và nâng cao tối đa hiệu quả xử lý nước thải.
Tùy thuộc vào nước thải đó ở đâu sẽ có tính toán phù hợp nhất. Đối với thời gian lưu của bể anoxic phải chạy trên thực nghiệm, riêng đối với nước thải sinh hoạt và đô thị sẽ có thời gian lưu từ 0.5 – 2h.
Bùn tuần hoàn từ lắng về đầu anoxic
Mức lưu lượng (0.2 – 0.8)*Q
Tùy thuộc vào quá trình thiếu khí của bể sẽ có mức lưu lượng tuần hoàn khác nhau. Tức lưu lượng tuần hoàn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quá trình thiếu khí.
Nếu tuần hoàn nước nhiều quá sẽ không diễn ra quá trình thiếu khí. Để chính xác hơn, bạn cần lắp thêm đầu dò ORP để thuận tiện cho quá trình kiểm tra.
Như vây, việc lắp tuầ hoàn bùn về bể Anoxic cũng không quá khó nếu bạn nắm rõ các kỹ thuật và cách tính toán chính xác nhất. Rất mong nội dung trên sẽ giúp bạn biết cách tuần hoàn hiệu quả nhất.
 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.