Kỹ thuật trồng mía cho năng suất cao

Cây mía là một loại cây trồng mang đến nhiều công dụng hữu ích. Mía là nguồn nguyên liệu chính để chế tạo ra đường, một nguồn gia vị không thể thiếu trong đời sống chúng ta. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, mía được trồng nhiều.
Mía cũng khá dễ trồng, tuy nhiên, để mía phát triển to, ngọt và thu hoạch với năng suất cao thì người trồng phải nắm được kỹ thuật trồng mía. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh chia sẻ bạn về kỹ thuật trồng mía, bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng mía

1. Yêu cầu về đất đai, khí hậu

Cây mía là loại cây đòi hỏi rất cao về ánh sáng, khi thiếu sáng, mía sẽ không phát triển tốt và hàm lượng đường trong mía thấp. Trung bình, mía cần khoảng 1200 – 2000 giờ nắng. Mía cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng, do đó, mía có thể sống tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1500mm/năm.
Mía thuộc loại cây không kén đất , do đó, bạn có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất thích hợp nhất cho mía phát triển tốt là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Ngoài ra, độ pH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15°, đất không bị ngập úng thường xuyên.

2. Làm đất

– Với đất bãi và đất ruộng: Bạn cần cày sâu khoảng 30-35 cm và bừa từ 2 đến 3 lần, rạch hàng 1 lần sâu từ 25-30 cm.
Để đạt năng suất cao và chất lượng tốt, bạn nên áp dụng theo quy trình cày ba chảo (1-2) lần + (1-2) lần bừa + (2-3) lần cày 7 chảo. Độ sâu tốt nhất phải đạt trên 30 cm. Lưu ý, hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng lần trước để tránh bị lõi.
Tuy nhiên, với vùng đất thấp nhiều phèn thì bạn chú ý không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn và chủ động làm kênh mương thoát nội đồng.
– Với đất đồi: Bạn hãy thiết kế hàng mía theo đường đồng mức. Bạn nên làm đất trước khi trồng khoảng 40-60 ngày để cho đất có thời gian phơi ải, diệt nguồn sâu bệnh.
Với những vùng đất trũng đồng bằng sông cửu Long phải lên liếp rộng 6,0 – 20,0m, cao 25 -35 cm. Rãnh trồng mía sâu khoảng 20-25 cm, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.
Nếu đất bị nhiễm phèn thì bạn hãy lên liếp rộng 4,5-5,0m, cao 25cm -35cm. Đấy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.
Bạn cần thiết kế hệ thống tưới tiêu nước để kịp thời thoát nước mùa mưa và tưới bố sung khi gặp khô hạn.

3. Chuẩn bị giống

Hom mía giống phải được lấy từ các ruộng đảm bảo các yếu tố như sau:
+ Tuổi mía tốt nhất phải từ 6-8 tháng tuổi.
+ Loại mía : Mía tơ hoặc mía gốc 1 sẽ tốt nhất
+ Độ thuần :Trên 98%
+ Độ khỏe: Mía có khả năng sinh trưởng tốt, không bị vống lốp, căn cỗi, dưới 10% cây bị chồi nách, dưới 10% cây đỗ ngã. Bạn chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than, thối đỏ, không có triệu trứng các bệnh virus, vi khuẩn và nấm bệnh…
Ngoài ra, hom mía giống phải có từ 2 – 3 mắt mầm và không bị nhiễm sâu bệnh.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng sen cho năng suất cao

4. Thời vụ

Mía được trồng tốt nhất là vào các thời vụ như sau:
– Trung du miền núi phía bắc: 1/1 -30/4 (phụ 1/9-30/11)
– Bắc Trung Bộ: 1/1-30/04 (phụ 1/10-15/12)
– Duyên Hải Nam trung Bộ: 1/1-1/3 (phụ 1/6-30/8)
– Tây Nguyên : 1/10-30/11 ( phụ  1/5 – 30/6)
– Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6)
– Tây Nam Bộ 1/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)

5. Mật độ và cách trồng

Tùy vào từng điều kiện đất đai, loại giống sẽ có cách bố trí mật độ khác nhau. Tuy nhiên, lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3-5 mắt) tương đương 8-10 tấn.
Mật độ bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8-1,2 m (canh tác thủ công) hoặc hàng kép 1.2-1,8m x 0,6-0,4m (canh tác bằng máy).
Bạn hãy đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép 1,4m sau đó phủ kín đất từ 3-5 cm (trồng không chính vụ) hoặc 7-10 cm (trồng chính vụ).
Nếu đất khô, bạn cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính, nếu có điều kiện bạn nên tưới ẩm sau khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho mía.

Chăm sóc cây mía

1. Trồng dặm

Bạn cần trồng dặm cây mía khoảng 15-25 ngày sau khi trồng, hoặc thu hoạch vụ trước cây mía sẽ có 1-2 lá thật và nếu mất khoảng > 0,8m. Lưu ý, bạn nên trồng dặm vào buổi chiều hoặc khi thời tiết râm mát.
Bạn tiến hành trồng dặm bằng cách đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, sau đó đặt cây dặm và lấp kín gốc. Khi dặm đất phải đảm bảo đủ ẩm, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, lèn chặt gốc cây dặm. Sau khi trồng dặm xong, bạn cần tưới nước ngay.

2. Bón phân

Mỗi thời kỳ sinh trưởng sẽ cần đến lượng dinh dưỡng khác nhau:
– Thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía cần nhiều nhất là đạm rồi mới đến kali và lân;
– Thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía cần nhiều nhất là kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm;
– Thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-K.
Do đó, khi bón phân, bạn cần bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mía để đảm bảo hiệu quả tăng năng suất cao.
Bạn có thể tham khảo lượng lượng bón phân như sau:
Với bón lót:
– Phân hữu cơ: Từ 10-20 tấn (phân chuồng , phân rác, bã bùn, tro…)
– Chất điều hòa pH (với vùng đất có pH ≤ 6).
Lượng bón:  chất điều hòa pH đất (Điều này cần căn cứ vào trị số pH đất).
– Nếu pH < 4 lượng dùng 1.500 kg – 2.000 kg/ha.
– Nếu pH từ 4 – 5 lượng dùng 1000 kg – 1500 kg/ha.
– Nếu pH từ 5 – 6 lượng dùng 500 kg – 1000 kg/ha.
Với Bón thúc:
Bón thúc sẽ giúp cây mía vươn lóng mạnh, tăng năng suât, tăng hàm lượng đường trong mía.
Lượng bón tốt nhất là  400 – 800 kg/ha
Thu hoạch , vận chuyển
Khi thu hoạch, bạn hãy dùng dao sắc chặt nguyên cây, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, sau đó bó thành bó dưới 15kg và buộc lại thật chặt.
Sau khi thu hoạch xong, bạn hãy vận chuyển đến nơi phân phối. Đối với mía giống, bạn cần được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng.
Như vậy, trên đây là tất cả kỹ thuật trồng mía. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng mía và thu hoạch được năng suất cao. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.