Kỹ thuật trồng tiêu và cách chăm sóc hợp lý

Việt Nam là nước có sản lượng tiêu đứng đầu thế giới. Ở một số vùng miền, người dân chú trọng vào việc trồng và phân phối tiêu ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, gần đây việc trồng tiêu không mang lại hiệu quả cao như trước, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa nắm rõ kỹ thuật trồng tiêu đúng chuẩn.
Để cây tiêu luôn phát triển tươi tốt cho hiệu quả thu hoạch cao thì người dân cầm cập nhật kỹ thuật trồng tiêu mới đúng chuẩn, đúng cách phù hợp với điều kiện và khí hậu Việt Nam.

Đặc điểm hình thái:

Cây tiêu có đặc điểm các bộ phận như sau:

1.     Rễ cây:

Rễ cây tiêu có 3 loại

  • Rễ cái: Được ăn sâu dưới đất đến 2m có nhiệm vụ hút nước nuôi cây.
  • Rễ phụ: Với rễ phụ được mọc thành từng chum ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40 cm. Rễ phụ có nhiệm vụ hút nước và lấy dưỡng chất nuôi cây, kém chịu úng.
  • Rễ bám hay còn gọi là rễ thằn lằn: Loại rễ này được mọc ra từ đốt thân ở trên. Rễ giúp cây bám vào nọc.

2.     Thân cây:

Thân cây là bộ phận từ đất lên trên không. Cây tiêu có thân cao đến 10m. Tùy lọa cây sẽ có chiều dài thân cây khác nhau.

3.     Cành:

Cành cây tiêu có 3 loại:

  • Cành lươn: Cành này được mọc ra từ các mầm nách gần sát gốc, lóng dài, cần được cắt bỏ.
  • Cành vượt: Được mọc song song với thân chính, có khả năng sinh trưởng mạnh. Khi tiêu còn nhỏ cần bấm ngọn để phát sinh nhiều cành vượt để tạo thành bộ khung chính của cây tiêu. Những năm sau khi cây tiêu phát triển cần bỏ bớt bởi chúng sẽ tiêu hao nhiều dưỡng chất. Cành vượt có thể dùng làm giống.
  • Cành ác hay còn gọi là cành quả, cành ngang: Cành mọc ngang, mang trái để phát triển thân lá. Loại cành này không thể dùng làm giống.

4.     Hoa:

Với hoa cây tiêu có chiều dài từ 7 – 12 cm, 20 – 60 cm hoa tiêu được xếp thành hình xoắn ốc. Hoa được thụ phấn nhờ vào độ ẩm cao của môi trường.

5.     Trái:

Trái tiêu có dạng hình cầu, đường kính trái tiêu khoảng 4 – 8 mm. Trái tiêu non có màu xanh và chuyển sang đỏ khi chín. Thời gian tiêu ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng.

Xem: Các kỹ thuật trồng rau cơ bản bạn cần biết

Kỹ thuật trồng tiêu và cách chăm sóc hợp lý

1.     Yêu cầu về đất đai, khí hậu:

·         Đất đai:

Điều thuận lợi của cây tiêu là có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Do đó, bạn sẽ không phụ thuộc vào loại đất. Tuy nhiên, để cây tiêu có thể phát triển thuận lợi, đất cần phải đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Đất phải dễ thoát nước, không bị ngập nước. Nếu bị ngập nước sẽ bị úng gốc cây.
  • Tầng đất phải sâu ít nhất 1m trở lên để rễ cây có thể phát triển sâu, rễ cho khả năng hút nước nuôi cây tốt.
  • Mạch nước ngầm sâu ít nhất 70cm trở lên, đảm bảo cây tiêu luôn được cấp nước ổn định.
  • Đấy có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tới xốp, giàu mùn và không bị chua.

·         Khí hậu:

Nhiệt độ thích hợp để cây tiêu phát triển tươi tốt là từ 22 – 28 0C, để cây tiêu phát triển bình thường khí hậu có nhiệt độ từ 18 – 350C.

  • Ánh sáng:

Cây tiêu ưa ánh sáng tán xạ. Với giai đoạn ra hoa nuôi quả thì cây tiêu cần nhiều ánh sáng hơn. Lúc cây mới trồng bạn cần phải che bóng cẩn thận, khi cây trưởng thành có thể che bóng ít hoặc không vì lúc này cây đã có khả năng tự che bóng.

  • Gió:

Cây tiêu không có khả năng chịu gió tốt. Do đó, bạn cần có cách chắn gió tốt, tốt nhất là có hàng cây chắn gió.

2.     Nhân giống:

·         Chọn giống tiêu:

Hiện nay có rất nhiều giống tiêu để bạn lựa chọn như: tiêu Di Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Ấn Độ, tiêu Vĩnh Linh, tiêu sẻ đất đỏ,…
Bạn nên chọn những bụi tiêu dưới 18 tháng tuổi, không bị sâu bệnh và có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh.

·         Nhân giống:

Nhân giống cây tiêu chủ yếu là giâm hom, lấy từ thân chính, cành vượt hoặc dây lươn.  Đối với hom, bạn hãy lấy ở dây lươn chậm ra hoa, cắt mỗi hom từ 4 – 5 đốt rồi đem trồng thẳng không ươm. Bạn có thể trồng nhiều cần giâm hom để đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn, tạo sự đồng điều cho vườn tiêu sau này.
Hom sau khi cắt xong, để bạn chế sự mất nước, bạn hãy loại nỏ bớt cành lá sau đó nhúng phần gốc hom vào dung dịch kích thích ra rễ và dung dịch nước thuốc Aliette hoặc Matalaxyl 3%, sau đó đem ngâm ngay. Bạn có thể đem hom ngâm trong bể chứa mùn cưa, trấu hoặc luống, sau khi ra rễ mới chuyển vào túi bầu.
Để đạt hiệu quả cao, túi bầu bằng bylon đã đục lỗ và có kích thước khoảng 15 x 25cm. Túi chứa 1,5kg đất mặt, 0.5kg phân chuồng hoại và 5g Super lân. Đặt hom ở 2 mắt nằm trong đất ấn chặt lại. Sau đó làm giàn để che nắng và gió, tưới nước chăm sóc. Sau mỗi tháng dở bớt dàn che, cuối cùng để cho 60 – 70% ánh sáng lọt qua. Khi nhánh tiêu mọc dài khoảng 40 đến 50 cm, có 5 – 7 lá thật thì đem trồng.

3.     Nọc tiêu:

Đặc điểm của tiêu là leo lên nọc cây sống hoặc cây đã chết như gỗ, bê tông, gạch. Do đó, tùy vào điều kiện, bạn sẽ làm nọc tiêu tiện lợi nhất.

  • Nọc cây sống:

Các loại cây đa niên, tiêu đều leo bán được như: cây hông, cây muồng đen, cây anh đào giả, cây keo dâu, núc nác rừng, cây lồng mức,… Để cây tiêu bán chắc và phát triển tốt, bạn cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít nhánh, ít tán lá, ít rễ ngang và không thay vỏ.

  • Nọc chết:

Nếu không có nhiều cây sống để làm nọc tiêu thì bạn có thể sử dụng nọc chết. Với mọc cây gỗ cao từ 3 – 5m, đường kính 8cm trở lên.
Nọc bê tông hoặc nọc gạch cao từ 3.5 – 5m., đường kính khoảng 0.8m. Khoảng cách trồng nọc chết từ 2.5x3m đến 3x3m. Bố trí theo hướng đông – tây và rong tỉa cành trong mùa mưa. Bạn có thể trồng xem 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết để giảm bớt chi phí và điều hòa ánh sáng tốt hơn.

4.     Trồng tiêu:

Sau khi đã làm nọc xong, bạn hãy tiến hành trồng tiêu. Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, bạn hãy đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc tiêu từ 10 – 15cm, sâu 40 – 50cm và rộng từ 40 – 50cm. Sau đó bón lót phân chuồng hoại càng nhiều càng tốt kèm 0.5kg vôi, 0.5kg Super lân trộn đều với mặt đất.
Khi trồng tiêu, bạn hãy đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20cm, nghiêng 1 góc 45 – 600 , hướng ngọn tiêu về gốc nọc. Sau đó bạn nén chắt đất xung quanh bầu tiêu rồi che nắng, gió cẩn thận để tránh nắng chiếu trực tiếp vào cây làm cháy lá.
Bạn nên trồng tiêu vào đầu mùa mưa, lúc này cây tiêu sẽ kịp lớn để chống chịu hạn vào đầu mùa khô và phát triển thuận lợi, tươi tốt.

5.     Chăm sóc cây tiêu:

  • Che bóng cho tiêu non:

Để tránh nắng và gió làm cháy cây tiêu và mất nước, bạn hãy dùng cỏ, rác, lá dừa để che cây tiêu non.

  • Trồng dặm:

Sau khi trồng được khoảng 3 tuần, bạn cần kiểm tra lại khả năng phát triển của hom. Những hom chết hãy loại bỏ và trồng dặm kịp thời để cây phát triển đồng điều.

  • Làm cỏ xới xáo:

Bạn hãy làm cỏ sạch quanh gốc cây tiêu và giữa các hàng tiêu. Lưu ý không xới xáo trong gốc tiêu, tốt nhất nên xới cách gốc 50 – 60cm. Mùa mưa không nên xới xáo dễ làm tổn thương rễ, mầm bệnh dễ xâm nhập gây chết cây.

  • Xén tỉa tạo hình:

Trong quá trình tiêu phát triển lên cao, bạn cần dùng dây mềm buộc vào cây nọc. Tránh dùng các loại dây cứng như dây rừng, dây chuối,… vì dây sẽ dễ bị mục làm phần thân tiêu bị buộc dây.
Khi cây tiêu leo lên cao khoảng 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì bạn hãy tiến hành bấm ngọn hoặc đốn dây. Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.
Khi tiêu phát triểm đến 1 2- năm xuất hiện một số cành ác ra hoa, bạn cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho khung chính trưởng thành.

  • Tủ gốc:

Vào mùa nắng, cây rất dễ mất nước. Do đó, bạn hãy tủ gốc cây bằng rơm rạ, cỏ khô cách gốc 10 – 20cm để giữ ẩm. Tuy nhiên, bạn cần đề phòng cháy và mối.

  • Tưới nước và chống úng:

Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước thường xuyên để cây phát triển tươi tốt, không bị khô. Kết hợp với đó là các biện pháp che nắng.  Sau khi thu hoạch, chỉ tưới nước cho cây tiêu khi thật sự cần thiết, vừa đủ để cây sống và chịu được mùa khô.
Nếu tưới nước quá nhiều cây sẽ tiếp tục sinh trưởng, các chum quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch sau này. Bạn cần đánh rãnh nước ở giữa hai hàng tiêu để chống úng vào mùa mưa.

  • Xén tỉa cây nọc sống:

Đối với nọc sống, chúng sẽ phát triển và ra cành. Do đó, bạn cần xén tỉa bớt để cây tiêu có đủ ánh sáng. Bạn cần xén tỉa cây nọc sống 2 – 3 lần vào mùa mưa. Vào mùa khô, bạn không nên xén tỉa để tiết kiệm lượng nước tưới quan trọng.

6.     Bón phân cho cây tiêu:

  • Phân hữu cơ:

Bạn cần phải sử dụng phân chuồng. Mỗi năm bón ít nhất 30 – 40m3/ha hoặc 30kg/gốc. Khi bón phân, bạn cần đào rãnh quanh gốc, cách tán tiêu từ 15-20cm, rãnh rộng 15-20cm và sâu 5-10cm.
Khi bón xong bạn phải lấp đất lại. Thời điểm bón phân hữu cơ tốt nhất là đầu mùa mưa. Khi đào rãnh hạn chế tối đa làm tổn thương phần rễ tiêu.

  • Phân khoáng

Bạn nên dùng phân NPK tổng hợp, loại có bổ sung vi lượng (TE). Trong giai đoạn kiến thiết bón phân từ 4 – 6 lần / năm. Giai đoạn kinh doanh bón khoảng 4 lần / năm. Liều lượng bón phân bạn nên tham khảo trên bao bì của sản phẩm.
Như vậy, kỹ thuật trồng tiêu tưởng chừng như phức tạp nhưng lại khá đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng tiêu đúng cách và chăm sóc hợp lý nhất. Chúc bạn thành công.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.