...

Kỹ thuật trồng nhãn cho năng suất cao

Nhãn là cây ăn quả khá quen thuộc ở nước ta. Gần đây, nhãn được phát triển mạnh nhằm đám ứng nhu cầu sử dụng và tăng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, năng suất thu hoạch nhãn giảm xuống nguyên nhân do đâu? Chủ yếu là do kỹ thuật trồng nhãn chưa đúng cách. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng nhãn và ít kinh nghiệm chăm sóc cây là bạn có thể cải thiện được hiệu quả, cho năng suất thu hoạch cao.
Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ chia sẻ về kỹ thuật trồng nhãn, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật trồng nhãn

1. Điều kiện đât đai và khí hậu

Nhãn là một loại cây ăn quả lâu năm có tính thích ứng khá rộng. Cây nhãn có khả năng chịu nóng và chịu rét rất tốt, và khả năng chịu bóng dâm. Bên cạnh đó, nhãn cũng cần nhiều ánh sáng để phát triển tốt.
Nhãn trồng được trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất đồi. Tốt nhất là đất có tầng dày trên 70 cm, tỷ lệ mùn 2% và PH từ 5,5-6,5.

2. Mùa vụ

Bạn nên trồng cây nhãn vào cuối mùa mưa là tốt nhất, khoảng chừng tháng 10 – 11. Vào thời điểm này, thời tiết sẽ chuyển sang mùa nắng, cây nhãn sẽ có đầy đủ ánh sáng để phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 – 5 thì cần chú ý thoát nước tốt, nhãn dễ bị chết do nghẹt rễ.

3. Chuẩn bị đất trồng

Bộ rễ của nhãn có khả năng chịu nước rất kém, rễ sẽ bị thối khi bị ngập trong thời gian dài. Do đó, bạn cần chú trọng đến việc bờ bao, làm rãnh thoát nước cho nhãn trong những mùa mưa lũ.
Nếu bạn trồng nhãn ở trên mô thì tốt nhất, mô đất bạn hãy đắp thành hình tròn rộng khoảng 6 – 8 tấc, cao khoảng 5 – 7 tấc. Bạn hãy chuẩn bị mô trước khi trồng từ 15 – 30 ngày. Đất mô hãy trộn với 10 – 15 kg phân chuồng hoai, tro trấu và 0,5kg phân lân.

4. Giống

Các loại nhãn được bán trên thị trường gồm:
+ Nhãn tiêu da bò:
Nhãn này có các giống như: tiêu huế, tiêu đường, tiêu lá bầu,… Đây là những loại giống nhãn được ưa chuộng nhất. Ưu điểm của các loại giống này là năng suất cao, cây phát triển rất nhanh, cơm dày, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.
+ Nhãn long:
Đây là giống nhãn rất dễ trồng và cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, người dùng ít ưa chuộng bởi hạt to, cơm mỏng và nhiều nước.
+ Nhãn da bò:
Giống nhãn này được trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng. Người dùng rất ưa chuộng bởi cơm ráo, cơm dày, trái to. Tuy nhiên, năng suất thu hoạch không được cao.

5. Nhân giống

Có nhiều cách để bạn nhân giống cây nhãn như sau:
+ Gieo hạt:
Gieo hạt chủ yếu để làm gốc ghep. Bạn hãy ngâm hạt trong nửa ngày, sau đó vớt ra và ngâm vào nước vôi trông khoảng 2 – 3 giờ thì vớt ra. Sau đó, bạn hãy ủ vào đất cát ẩm trong 2 – 4 ngày. Khi ngâm thấy hạt nhú ra thì đem giao. Lưu ý, hạt lấy về cần xử lý gieo ngay.
+ Chiết cành:
Đây là phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay. Cách này sẽ mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với những vùng đất có mực thủy cấp cao như: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tuy nhiên, khi cây chiết cành sẽ mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão.
Có nhiều cách nhân giống cây nhãn
+ Tháp bo:
Đây là phương pháp nhiều bà con áp dụng để cải tạ vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên gốc long nhãn.
Cây nhãn long 1-2 năm tuổi thì có thể tháp bo trực tiếp lên gốc. Khi cây lớn hơn thì tháp lên cành. Tuy nhiên, bạn không nên tháp ở vị trí cao và cành lớn. Bởi cây sẽ dễ bị tét, gãy nhánh sau này.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn trưởng thành

6. Cách trồng

Nhãn tiêu thường được trồng với khoảng cách từ 8 – 10m, nhãn long từ 6 – 8m.
Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, bạn có thể trồng xen những cây ngắn ngày như: rau, đậu, ổi, đu đủ,… hoặc bạn cũng có thể trồng nhãn dày hơn với khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì bạn hãy tỉa bỏ cây giữa.
Đầu tiên, bạn hãy khoét lỗ trên mô sao cho vừa với bầu cây con. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu. Khi lấp xong, bạn hãy ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào. Cách này để giúp rễ tránh bị lung lay làm đứt rễ. Sau khi trồng xong, bạn hãy tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc cây nhãn

+ Đắp mô, bồi liếp:
Trong 2 năm đầu sau trồn, hàng năm bạn cần đắp thêm đất khô vào chân mô để giúp mô cao hơn và rộng hơn.
Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm bạn nên vét bùn non ở đáy mương, bồi thêm một lớp mỏng khoảng chừng 2 – 3cm ngay sau khi làm gốc, bón phân.
Lưu ý, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm, bạn nên bón thêm phân hữu cơ để giúp đất được thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển tốt.
+ Làm cỏ, xới xáo:
Bạn cần thường xuyên làm cỏ để tránh cây nhãn bị cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.
Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp xới xáo đất để giúp đất được thông thoáng. Cách này nhằm giúp bộ rể được tăng cường trao đổi chất.
Lưu ý, bạn không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu. Vì như thế sẽ làm tổn thương bộ rễ.
Tuyệt đối không được diệt cỏ bằng các loại hóa chất.
+ Tưới, tiêu nước:
Nhãn rất cần nước, do đó, bạn cần tưới nước đầy đủ để nhãn nhanh phát triển, ra ha và cho trái. Bên cạnh đó, bạn cần làm hệ thống thoát nước trong mùa mưa.
+ Bón phân:
Tùy vào tình trạng phát triển của cây, tuổi cây và điều kiện đất đai mà bạn có cách bón phân hợp lý. Thông thường, bạn có thể bón phân như sau:
Cây 1 – 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lưu ý, bạn cần chia lượng phân ra làm nhiều đợt, nên chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới.
Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn thì lượng phân bón càng tăng. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15.

Thu hoạch nhãn

Nhãn có thể thu hoạch khi thấy các dấu hiệu sau: vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn. Bạn cũng có thể bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch được.
Bạn nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều. Lưu ý, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng.
Đối với những cây nhãn sinh trưởng khỏe hoặc đối với những giống chín sớm, bạn hãy cắt chùm quả kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá mọc sít nhau.
Đối với những cây nhãn có khả năng sinh trưởng yếu hoặc đối với những giống chín muộn, bạn hãy cắt chùm quả, không nên kèm theo lá của cành quả.
Để tránh gãy cành, bạn nên sử dụng thang và kéo khi thu hoạch.
Việc trồng và chăm sóc nhãn cũng rất đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng nhãn cho năng suất cao.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.